Địa chỉ nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Đồng Nai ở đâu?
Địa chỉ nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Đồng Nai ở đâu?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Đồng thời căn cứ vào thông tin được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Nai có hướng dẫn địa chỉ nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp như sau:
- Trụ sở chính: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Nai (địa chỉ: khu phố 5, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; điện thoại: 0251 8823 453, 0251 3894 160).
- Văn phòng đại điện tại Long Thành: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Long Thành (địa chỉ: đường Tôn Đức Thắng, khu 12, xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, điện thoại: 0251 38 444 13).
- Văn phòng đại diện tại Nhơn Trạch: Từ ngày 08/07/2021 chuyển về Trường Bồi dưỡng Chính trị huyện Nhơn Trạch (địa chỉ: Đường Nguyễn Kim Quy, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai; điện thoại: 0251 356 13 18).
- Văn phòng đại diện tại Định Quán: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Định Quán; địa chỉ: số 5B km 114 Quốc lộ 20, thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai; điện thoại: 0251 3611 396.
- Văn phòng đại diện tại Long Khánh: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Long Khánh (địa chỉ: số 2A Cách Mạng Tháng Tám, phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai; điện thoại 0251 387 00 90).
- Văn phòng đại diện tại Trảng Bom: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Trảng Bom (địa chỉ: đường Nguyễn Huệ, Khu phố 3, thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai; điện thoại: 0251 895 1931).
Người lao động Nộp hồ sơ qua đường bưu điện bằng thư bảo đảm đến một trong các các địa chỉ sau (người lao động chọn nơi gần nhất nộp hồ sơ để thuận tiện cho việc nhận kết quả)
Xem chi tiết hướng dẫn nộp bảo hiểm thất nghiệp tại Đồng Nai: TẢI VỀ
Địa chỉ nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Đồng Nai ở đâu?
Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm những gì?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất gồm:
(1) Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
(2) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Một số giấy tờ xác nhận có thể kể đến như:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Quyết định thôi việc;
- Quyết định sa thải;
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc;
- Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về:
+ Thông tin của người lao động;
+ Loại hợp đồng lao động đã ký;
+ Lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;
- Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp, hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp hay quản lý hợp tác xã;
- Trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì thực hiện theo quy trình sau:
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh gửi văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư xác nhận đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan thuế, cơ quan công an, chính quyền địa phương nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở chính thực hiện xác minh nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản trả lời cho Sở LĐTBXH và Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xác nhận của Sở LĐTBXH hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
- Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của hợp đồng đó.”
(3) Sổ bảo hiểm.
Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất dành cho người lao động ra sao?
Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được thực hiện theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
Tải về mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất: Tải về