Địa chỉ nộp bảo hiểm thất nghiệp Quận 11 Tp. Hồ Chí Minh ở đâu?
Địa chỉ nộp bảo hiểm thất nghiệp Quận 11 Tp. Hồ Chí Minh ở đâu?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Theo đó, dẫn chiếu đến Quy trình 9 Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2020 và Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2020 có quy định:
Hiện nay, tại Quận 11 – thành phố Hồ Chí Minh chưa có văn phòng đại diện của trung tâm dịch vụ việc làm, khi muốn nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động có thể đến trực tiếp: Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố.
- Đia chỉ: 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Fax: (028) 35 147 186
- Email: info@vieclamhcm.net
- Phòng Giới thiệu việc làm - Thông tin thị trường:
+ SĐT: (028) 35 147 484 - 3510 6121, (028) 35 147 483 - 3840 3669
+ Email: thongbaovb@vieclamhcm.net
- Phòng Đào tạo - Dịch vụ tư vấn quan hệ lao động:
+ SĐT: (028) 35 147 481 - 3840 6361, (028) 3898 2272 - 35 147 482
+ Email: dichvulaodong@vieclamhcm.net
- Phòng Bảo hiểm thất nghiệp:(028) 35 147 187 - 35 147 007
- Thời gian làm việc như sau:
+ Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần: Buổi sáng: 8h00 -12h00 - Buổi chiều: 13h00-17h00
+ Thứ 7 và Chủ Nhật: Nghỉ làm việc
Ngoài ra, người lao động đang làm việc ở Quận 11 cũng có thể nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở các địa bàn khác trên Tp. Hồ Chí Minh như:
1. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 4: 249 Tôn Đản , P.15
2. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 6: 743/34 Hồng Bàng, P.6
3. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 9: Số 1, Đường số 9, Phường Phước Bình.
4. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình: 456 Trường Chinh, P. 13
5. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12: 803 Nguyễn Văn Quá, Phường. Đồng Hưng Thuận
6. Cơ Sở 2 Củ Chi : Đường 458, ấp Thạnh An, xã Trung An.
Người lao động có thể kết nối zalo điểm tiếp nhận thông tin của Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố Hồ Chí Minh để được cập nhật và tư vấn thêm thông tin:
Xem chi tiết Quyết định 403/QĐ-UBND: TẢI VỀ.
Địa chỉ nộp bảo hiểm thất nghiệp Quận 11 Tp. Hồ Chí Minh ở đâu?
Hiện nay bảo hiểm thất nghiệp có tất cả mấy chế độ?
Căn cứ Điều 42 Luật Việc làm 2013 quy định về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể như sau:
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
1. Trợ cấp thất nghiệp.
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
3. Hỗ trợ Học nghề.
4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Theo đó, bảo hiểm thất nghiệp gồm 04 chế độ:
- Trợ cấp thất nghiệp.
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
- Hỗ trợ Học nghề.
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Tham khảo thêm Toàn văn 04 chế độ bảo hiểm thất nghiệp:
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2023 mới nhất dành cho người lao động như thế nào?
Theo như quy định đã được đề cập ở trên thì bảo hiểm thất nghiệp 2023 có 4 chế độ hỗ trợ người lao động khi thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp là thuật ngữ dùng chung, do đó không có cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2023 mà chỉ có cách tính của chế độ trợ cấp thất nghiệp trong bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH công thức tính tiền bảo hiểm thất nghiệp người lao động được nhận hàng tháng là:
Trong đó:
- Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
Như vậy, để tính tiền bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cần xác định được mức lương hàng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Tham khảo thêm Công cụ tính trợ cấp thất nghiệp: TẠI ĐÂY