Đâu là ngành nghề bị cấm? Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do giao kết với công việc bị cấm thế nào?

Đâu là ngành nghề bị cấm? Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do giao kết với công việc bị cấm thế nào?

Đâu là những ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh?

Bên cạnh các ngành nghề được đầu tư kinh doanh, pháp luật cũng quy định cụ thể các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020, các ngành nghề bị cấm kinh doanh đầu tư gồm:

1. Cấm kinh doanh các chất ma túy

Ma túy là những chất kích thích, gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo khi con người sử dụng có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm - sinh lý của cơ thể. Sử dụng ma túy nhiều lần sẽ bị lệ thuộc cả về thể chất lẫn tâm lý, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cũng như an toàn xã hội.

Tại Phụ lục I ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020 quy định rõ 47 loại chất ma túy bị cấm đầu tư kinh doanh, trong đó có: Acetorphine, Acetyl-alpha- methylfenany, Alphacetylmethadol, Alpha-methylfentanyl, Beta-hydroxyfentanyl, Brolamphetamine, Cần sa và các chế phẩm từ cần sa, Heroine, Methcathinone….

Xem Danh mục các chất ma túy bị cấm đầu tư kinh doanh: Tại đây

2. Cấm đầu tư kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật

Hóa chất là một dạng vật chất có hợp chất và đặc tính hóa học không đổi. Khoáng vật là các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên được hình thành trong quá trình địa chất. Hóa chất và Khoáng vật nếu không biết cách sử dụng hoặc quá lạm dụng thì cũng gây nguy hiểm cho con người.

Theo Phụ Lục II ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020, các loại hóa chất và khoáng vật bị cấm đầu tư kinh doanh bao gồm 08 loại hóa chất độc như: Các chất khí gây bỏng chứa Lưu huỳnh, hơi cay Nitơ, Saxitoxin, Ricin; 4 loại tiền chất gồm các hợp chất Alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonyldifluoride, các hợp chất O-Alkyl, Chlorosarin, hlorosoma và Khoáng vật Amiang màu thuộc nhóm Amphibol…

Xem Danh mục hóa chất và khoáng vật bị cấm: Tại đây

3. Cấm kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên

Mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp.

Mẫu vật các loại thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên được chia thành danh sách:

- Loại thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm:

+ Lớp thông có họ Hoàng đàn, họ thông, họ mao lương, họ ngũ gia bì;

+ Lớp hành gồm họ lan;

+ Lớp ngọc lan gồm họ dầu, họ ngũ gia bì;

- Ngành động vật bao gồm:

+ Lớp thú, bộ thú ăn thịt, bọ có vòi, bộ móng guốc lẻ, bộ móng guốc chẵn, bộ tê tê, bộ thỏ rừng;

+ Lớp chim gồm bộ bồ nông, bộ cổ rắn, bộ hạc, bộ ưng, bộ cắt, bộ choắt, bộ ngỗng, bộ gà, bộ sếu,...

- Loại thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm gồm:

+ Lớp động vật có vú

+ Lớp cá xương

+ Lớp cá sụn

+ Lớp hai mảnh vỏ

+ Lớp chân bụng

+ Lớp san hô

+ Ngành da gai

+ Giới thực vật

Xem chi tiết Danh mục loại thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nhóm I: Tại đây

4. Cấm kinh doanh mại dâm

Theo quy định tại Điều 327 và Điều 328 Bộ luật Hình sự 2015, mại dâm là một nghề bị pháp luật cấm, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm các hành vi khác nhau như chứa mại dâm, môi giới mại dâm. Do đó, đây là ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh ở nước ta.

5. Cấm mua, bán người hoặc mua, bán mô, bộ phận cơ thể người

Hành vi mua bán người hoặc bộ phận cơ thể người bị coi là tội phạm và xét xử hình sự với mức phạt tù từ 03 - 20 năm tùy mức độ và hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015, được được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 và Điều 154 Bộ luật Hình sự 2015. Vì vậy đây cũng là một trong những ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.

6. Cấm đầu tư kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên cơ thể con người

Dưới góc độ sinh học, sinh sản vô tính được hiểu là hình thức sinh sản mà thế hệ con được sinh ra từ một cơ thể mẹ duy nhất, thế hệ con sẽ là bản sao mang di truyền chính xác của cơ thể mẹ.

Nếu thực hiện sinh sản vô tính trên cơ thể người có rủi ro rất lớn, đồng thời khi phương pháp này được tiến hành tràn lan không kiểm soát được sẽ gây rối loạn trật tự xã hội vốn có, suy thoái đạo đức con người.

7. Cấm kinh doanh pháo nổ

Theo điểm e khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo… có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 10 - 20 triệu đồng.

Đồng thời, nếu sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kg trở lên, người vi phạm có thể bị phạt tù về Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bổ sung bởi điểm a khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Do đó, kinh doanh pháo nổ là một trong những ngành nghề cấm kinh doanh tại nước ta.

8. Cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Trong quá trình kinh doanh dịch vụ đòi nợ trước đây, nhiều công ty đòi nợ thuê đã không tuân thủ các quy định của pháp luật.

Thậm chí có nhiều “biến tướng” của dịch vụ đòi nợ thuê thành xã hội đen, gây ra nhiều hệ quả tiêu cực cho xã hội như: Khủng bố tinh thần, ném chất bẩn, phá hoại tài sản, đe doạ, trấn áp … liên quan đến mạng người…

Do đó, tại Luật Đầu tư 2020, pháp luật đã đưa dịch vụ đòi nợ thành một trong những ngành nghề bị cấm kinh doanh ở nước ta.

Đâu là công việc bị cấm

Đâu là ngành nghề bị cấm? Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do giao kết với công việc bị cấm thế nào?

Giao kết hợp đồng lao động với công việc đòi nợ sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Như đã nêu ở phần trên, công việc đòi nợ là một trong những ngành nghề bị cấm kinh doanh ở nước ta. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp các bên giao kết hợp đồng lao động với công việc bị cấm thì hợp đồng lao động này sẽ bị vô hiệu toàn bộ.

Do đó, giao kết hợp đồng lao động với công việc đòi nợ sẽ dẫn đến hợp đồng lao động này sẽ bị vô hiệu toàn bộ.

Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do giao kết với công việc bị cấm thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ do công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm thì buộc hai bên giao kết hợp đồng mới.

Trường hợp không giao kết thì buộc phải chấm dứt hợp đồng. Lúc này, người lao động có quyền yêu cầu công ty giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc và trả thêm một khoản tiền. Khoản tiền này sẽ do người lao động với công ty tự thỏa thuận với nhau nhưng ít nhất mỗi năm mà người lao động đã làm việc cho công ty sẽ bằng một tháng lương tối thiểu vùng tại thời điểm hợp đồng vô hiệu toàn bộ.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào