Cuộn dây của động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải chịu được dòng điện bao nhiêu?

Cuộn dây của động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải chịu được dòng điện bao nhiêu? Trên vỏ hoặc chân đế của động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải đáp ứng yêu cầu gì?

Động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải có khả năng làm việc bình thường với góc nghiêng bao nhiêu?

Tại tiểu mục 7.2.2 Mục 7 QCVN 22:2023/BCT có quy định như sau:

7. Yêu cầu kỹ thuật đối với động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò
7.1. Các thông số cơ bản
7.1.1. Điện áp danh định:
7.1.1.1. Điện áp xoay chiều 127 V, 220 V, 380 V, 660 V, 1 140 V, 3 000 V, 6 000 V;
7.1.1.2. Điện áp một chiều 20 Vdc, 250 Vdc đến 750 Vdc.
7.1.2. Tần số danh định với điện áp xoay chiều: 50 Hz.
7.1.3. Tốc độ quay đồng bộ của động cơ điện phòng nổ (vòng/phút): 3000, 1500, 1000, 750, 600, 500, 375.
7.2. Yêu cầu với kích thước và công suất của động cơ điện phòng nổ
7.2.1. Kiểu lắp đặt của động cơ điện phòng nổ
7.2.1.1. Động cơ điện phòng nổ có kết cấu lắp đặt kiểu chân để phải được sản xuất theo kích thước, kết cấu lắp đặt theo quy định tại Bảng 3 khoản 6.2 của TCVN 7862-1: 2008 (IEC 60072-1:1991) và Bảng 1, khoản 4.2; Bảng 2 khoản 4.3 của TCVN 7862-2:2008 (IEC 60072-2:1990).
7.2.1.2. Động cơ điện phòng nổ có kết cấu lắp đặt kiểu mặt bích phải được sản xuất theo kích thước, kết cấu lắp đặt theo quy định tại Bảng 1 và Bảng 2 khoản 6.1 của TCVN 7862-1:2008 (IEC 60072-1:1991) và Bảng 3, khoản 4.5 của TCVN 7862-2:2008 (IEC 60072-2:1990).
7.2.2. Động cơ điện phòng nổ phải có khả năng làm việc bình thường với góc nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang đến 35°.
...

Theo đó, động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải có khả năng làm việc bình thường với góc nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang đến 35°.

Cuộn dây của động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải chịu được dòng điện bao nhiêu?

Cuộn dây của động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải chịu được dòng điện bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Cuộn dây của động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải chịu được dòng điện bao nhiêu?

Tại tiểu mục 7.3.3.1 Mục 7 QCVN 22:2023/BCT có quy định như sau:

7.3. Yêu cầu đối với các đặc tính điện của động cơ điện phòng nổ
...
7.3.2.2. Mức chịu cách điện của các cảm biến bảo vệ
Các cảm biến bảo vệ của mạch an toàn tia lửa phải đáp ứng các quy định tại khoản 6.3.13 Điều 6 IEC 60079-11:2023 “Cách điện giữa mạch an toàn tia lửa và mạch không an toàn tia lửa phải có khả năng chịu được điện áp thử nghiệm là 2U + 1000 V, với tối thiểu là 1500 V, trong đó U là tổng của các giá trị điện áp của mạch an toàn tia lửa và mạch không an toàn tia lửa”.
7.3.3. Cuộn dây động cơ điện phòng nổ
7.3.3.1. Cuộn dây của động cơ điện phòng nổ phải chịu được dòng điện bằng 1.5 lần dòng điện danh định trong thời gian không dưới 2 phút.
7.3.3.2. Điện trở một chiều (DC) giữa các cuộn dây của động cơ điện phòng nổ không được chênh lệch quá 2%.
7.3.4. Cảm biến bảo vệ nhiệt của động cơ điện phòng nổ có lắp các bảo vệ quá nhiệt thì các cảm biến nhiệt độ phải được lắp trực tiếp trên các cuộn dây pha hoặc trên lõi thép của stator, tiếp xúc với vòng ngoài của ổ bị đỡ, số lượng của các cảm biến nhiệt độ tùy thuộc vào loại động cơ điện phòng nổ cụ thể.
...

Theo đó, cuộn dây của động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải chịu được dòng điện bằng 1.5 lần dòng điện danh định trong thời gian không dưới 2 phút.

Trên vỏ hoặc chân đế của động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải đáp ứng yêu cầu gì?

Tại tiểu mục 5.5.1.3 Mục 7 QCVN 22:2023/BCT có quy định như sau:

5.5. Yêu cầu về kết cấu chung
5.5.1. Yêu cầu về bộ phận nối đất
5.5.1.1. Các yêu cầu về nối đất của động cơ điện phòng nổ phải tuân thủ theo các yêu cầu tại khoản 20 Điều 102 QCVN 01:2011/BCT và Điều 15 TCVN 10888-0:2015 (IEC 60079-0:2011).
5.5.1.2. Trong hộp đấu cáp phải có cọc để bắt chặt dây nối đất; cọc nối đất phải được bố trí đảm bảo khe hở và khoảng cách rò điện với cọc đấu dây pha theo quy định tại Bảng 5 của Quy chuẩn kỹ thuật này; các cổ cáp phải có cơ cấu để bắt chặt dây nối đất.
5.5.1.3. Trên vỏ hoặc chân đế của động cơ điện phòng nổ phải có cơ cấu để bắt chặt dây nối đất.
5.5.2. Tất cả các nắp mở chậm phải được bắt chặt bằng bulông và có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm “Cấm mở khi có điện”.
5.5.3. Các cọc đấu dây trong hộp đấu cáp:
5.5.3.1. Phải thể hiện dấu hiệu về chỉ thị pha được nhìn thấy rõ ràng cạnh các cọc đấu.
5.5.3.2. Phải có chi tiết hoặc cơ cấu chống tự nới lỏng
5.5.3.3. Mạch điều khiển an toàn tia lửa (nếu có) phải được cách ly an toàn với các cọc đấu dây pha bằng hộp đấu cáp riêng biệt hoặc có các vách ngăn bảo vệ nếu đặt cùng trong hộp đấu cáp chung.
5.5.4. Hộp đấu cáp có một hoặc nhiều cổ cáp đầu vào, những cổ cáp không sử dụng phải được bịt kín.
...

Theo đó, trên vỏ hoặc chân đế của động cơ điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò phải có cơ cấu để bắt chặt dây nối đất.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào