Cưỡi ngựa Paralympics 2024 thể lệ thi đấu ra sao? ĐT Việt Nam thi đấu những môn nào tại Paralympics 2024?

Cưỡi ngựa tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 có thể lệ thi đấu ra sao? ĐT Việt Nam thi đấu những môn nào tại Paralympics 2024?

Cưỡi ngựa Paralympics 2024 thể lệ thi đấu ra sao?

Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 sẽ kéo dài 12 ngày, từ 28 tháng 8 đến 8 tháng 9, tại Paris, Pháp. Paralympics không chỉ là một sự kiện thể thao mà còn là một biểu tượng của sự kiên cường, nghị lực và tinh thần không bỏ cuộc của các vận động viên khuyết tật.

Môn cưỡi ngựa Paralympics 2024 bắt đầu từ ngày 3, 4 và kết thúc từ 7 tháng 9 năm 2024.

Thể lệ thi đấu môn cưỡi ngựa tại Paralympics 2024 bao gồm các quy định và phân loại cụ thể để đảm bảo tính công bằng và cạnh tranh giữa các vận động viên khuyết tật. Dưới đây là một số thể lệ thi đấu chính của bộ môn này:

1. Phân hạng: Các vận động viên được phân vào 5 hạng đấu khác nhau dựa trên mức độ khuyết tật của họ. Điều này giúp đảm bảo rằng các vận động viên thi đấu với những người có khả năng tương đương.

2. Các bài thi đấu:

- Individual Test: Bài thi cá nhân, nơi mỗi vận động viên thực hiện một loạt các động tác bắt buộc.

- Team Test: Bài thi đồng đội, nơi các đội thi đấu để đạt điểm cao nhất.

- Freestyle Test: Bài thi tự do, nơi vận động viên biểu diễn các động tác theo nhạc tự chọn.

3. Thiết bị hỗ trợ: Các vận động viên có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ đặc biệt như dây cương có dạng xoắn để dễ dàng cầm nắm và yên ngựa được thiết kế riêng để tối ưu khả năng giữ thăng bằng.

4. Quy định về ngựa: Ngựa tham gia thi đấu cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe và huấn luyện để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong thi đấu.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Cưỡi ngựa Paralympics 2024 thể lệ thi đấu ra sao? ĐT Việt Nam thi đấu những môn nào tại Paralympics 2024?

Cưỡi ngựa Paralympics 2024 thể lệ thi đấu ra sao? ĐT Việt Nam thi đấu những môn nào tại Paralympics 2024?

ĐT Việt Nam thi đấu những môn nào tại Paralympics 2024?

Theo Mục 8 Nội dung phong trào thi đua yêu nước ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-BVHTTDL năm 2024 có nội dung như sau:

Nâng cao hiệu quả, đổi mới mô hình hoạt động, cách thức quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao, phát triển thể thao chuyên nghiệp toàn diện, bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Chương trình Bơi an toàn phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em và Đề án tổng thể Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030. Chuẩn bị lực lượng tham dự Đại hội Thể thao trong nhà và Võ thuật lần thứ 6 (AIMAG6) tại Thái Lan; Thế vận hội Olympic lần thứ 33 và Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic lần thứ 17 tại Pháp.

Theo đó, năm nay Việt Nam cũng sẽ tham gia Thế vận hội dành cho người khuyết tật lần thứ 17 tại Pháp. Tuy nhiên, Đội tuyển Việt Nam sẽ không tham dự môn thi cưỡi ngựa tại kỳ Thế vận hội Paralympics 2024.

Lịch thi đấu của Đoàn thế thao người khuyết tật Việt Nam như sau:

lịch thi đấu

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

VĐV Việt Nam tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật được chữa trị chấn thương ở đâu?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 36/2019/NĐ-CP quy định về việc chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương như sau:

Chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương
1. Đơn vị sử dụng vận động viên thể thao thành tích cao có trách nhiệm:
a) Kiểm tra sức khỏe ban đầu cho vận động viên ngay khi được tuyển chọn vào các cơ sở đào tạo và các đội tuyển thể thao;
b) Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho vận động viên ít nhất 2 lần/năm;
c) Kiểm tra sức khỏe cho vận động viên trước khi tham gia thi đấu các giải thể thao thành tích cao.
2. Nội dung kiểm tra sức khỏe của vận động viên quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá về trình độ thể lực;
b) Kiểm tra, đánh giá về hình thái;
c) Kiểm tra, đánh giá về tâm lý;
d) Kiểm tra, đánh giá về y sinh học.
3. Nội dung kiểm tra sức khỏe cho vận động viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Vận động viên thể thao thành tích cao được chăm sóc sức khỏe, hồi phục chức năng và chữa trị chấn thương tại các cơ sở y tế trong nước.
Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định cho vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập tập huấn tại các đội tuyển thể thao quốc gia chuẩn bị tham dự và có khả năng giành huy chương tại Đại hội thể thao châu Á (sau đây gọi là ASIAD), tham dự Đại hội thể thao Olympic (sau đây gọi là Olympic Games) và vận động viên tham dự Đại hội thể thao người khuyết tật thế giới (sau đây gọi là Paralympic Games) được chữa trị chấn thương ở nước ngoài.

Như vậy, VĐV bị chấn thương khi tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic games) sẽ được chữa trị chấn thương ở nước ngoài.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào