Công việc làm online tại nhà nào mang lại thu nhập cao?
Công việc làm online tại nhà nào mang lại thu nhập cao?
Có nhiều công việc làm online tại nhà mang lại thu nhập cao và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, như sinh viên, mẹ bỉm sữa, dân văn phòng... Dưới đây là một số công việc tiêu biểu:
- Cộng tác viên viết bài online: Nếu bạn có khả năng viết lách, yêu thích con chữ thì đây là công việc đáng để cân nhắc. Bạn có thể viết bài cho các trang web, báo, blog, kịch bản phim, content... Mức thu nhập phụ thuộc vào loại bài viết và năng lực của bạn.
- Làm một freelancer: Bạn có thể tự do lựa chọn các dự án phù hợp với kỹ năng và sở thích của mình, như thiết kế, lập trình, dịch thuật, marketing... Bạn có thể tìm kiếm các dự án trên các trang web chuyên về freelancer. Mức thu nhập tùy thuộc vào giá trị và số lượng dự án bạn hoàn thành.
- Gia sư online: Nếu bạn có kiến thức chuyên môn về một môn học nào đó, bạn có thể dạy online cho các học sinh cần hỗ trợ. Bạn có thể tìm kiếm các trung tâm gia sư online hoặc tự quảng cáo dịch vụ của mình qua mạng xã hội. Mức thu nhập phụ thuộc vào trình độ và số giờ dạy của bạn.
- Nhân viên trực page online: Nếu bạn có kỹ năng giao tiếp và thuyết phục tốt, bạn có thể làm nhân viên trực page online cho các doanh nghiệp bán hàng. Công việc của bạn là tư vấn và chốt đơn hàng cho khách hàng qua các kênh như Facebook, Zalo, Instagram... Mức thu nhập công việc làm online tại nhà này gồm lương cơ bản và hoa hồng theo doanh số.
Đây là một số công việc làm online tại nhà phổ biến hiện nay.
Công việc làm online tại nhà mang lại thu nhập cao? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nhận công việc về làm tại nhà không?
Căn cứ Điều 167 Bộ luật Lao động 2019 quy định về người lao động nhận công việc về làm tại nhà như sau:
Người lao động nhận công việc về làm tại nhà
Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nhận việc về làm tại nhà.
Như vậy, theo quy định trên không bắt buộc người lao động phải làm việc cố định thời gian ở công ty. Người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với nhau để người lao động có thể đem công việc về nhà làm.
Người lao động làm việc tại nhà thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn lao động không?
Căn cứ Điều 69 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động nhận công việc về làm tại nhà như sau:
An toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động nhận công việc về làm tại nhà
1. Người lao động khi thỏa thuận bằng văn bản với người sử dụng lao động về việc giao công việc về làm tại nhà trên cơ sở căn cứ vào việc người lao động bảo đảm được yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc được giao tại nhà.
2. Nếu xảy ra tai nạn lao động khi làm việc tại nhà, thì người lao động hoặc thân nhân của họ phải báo cáo ngay để người sử dụng lao động biết.
Trường hợp người bị tai nạn lao động đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được giải quyết các chính sách, chế độ liên quan đến người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật này.
Trường hợp người bị tai nạn lao động là người thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết quyền lợi cho người lao động theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 38 của Luật này.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động nhận công việc về làm tại nhà; thực hiện các cam kết trong thỏa thuận với người lao động nhận công việc về làm tại nhà; báo cáo tai nạn lao động xảy ra khi làm việc tại nhà của người lao động cùng với báo cáo chung về tai nạn lao động quy định tại Điều 36 của Luật này.
Như vậy, khi người lao động làm việc tại nhà và xảy ra tai nạn lao động thì sẽ được xử lý như sau:
Nếu xảy ra tai nạn lao động khi làm việc tại nhà, thì người lao động hoặc thân nhân của họ phải báo cáo ngay để người sử dụng lao động biết.
Nếu người bị tai nạn lao động đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được giải quyết các chính sách, chế độ liên quan đến người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định .
Nếu thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết cho người lao động theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.