Công ty có được giữ bản gốc bằng cử nhân của người lao động không?
Công ty có được giữ bản gốc bằng cử nhân của người lao động không?
Căn cứ theo Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 quy định hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau:
Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động
Như vậy, công ty không được các bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động nên việc công ty giữ bản gốc bằng cử nhân của người lao động là không đúng với pháp luật.
Công ty có được giữ bản gốc bằng cử nhân của người lao động không? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt của việc công ty giữ bản gốc bằng cử nhân của người lao động như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động như sau:
Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
Như vậy, nếu người sử dụng giữ bản gốc bằng cử nhân của người lao động thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Mà vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động quy định tại chương II của Nghị định này nên công ty sẽ bị xử gấp 02 lần. Vậy nên, mức phạt mà công ty phải chịu là 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
Bị công ty làm mất bản gốc bằng cử nhân của mình thì người lao động có thể xin cấp lại bằng cử nhân không?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định về việc cấp lại văn bằng, chứng chỉ như sau:
Cấp lại văn bằng, chứng chỉ
2. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ quy định tại Điều 15 của Quy chế này có thẩm quyền cấp lại văn bằng, chứng chỉ.
3. Thủ tục cấp lại văn bằng, chứng chỉ như sau:
a) Người có yêu cầu cấp lại văn bằng, chứng chỉ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho cơ quan có thẩm quyền cấp lại văn bằng, chứng chỉ một bộ hồ sơ gồm: đơn đề nghị cấp lại văn bằng, chứng chỉ; văn bằng, chứng chỉ đề nghị cấp lại; giấy tờ chứng minh cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ viết sai văn bằng, chứng chỉ;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc cấp lại văn bằng, chứng chỉ; nếu không cấp lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp mẫu văn bằng, chứng chỉ tại thời điểm cấp văn bằng, chứng chỉ đã thay đổi, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ sử dụng mẫu văn bằng, chứng chỉ hiện hành để cấp cho người được cấp lại văn bằng, chứng chỉ.
Dẫn chiếu Điều 15 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định về thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ như sau:
Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ
1. Thẩm quyền cấp văn bằng được quy định như sau:
a) Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp;
b) Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp;
c) Bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm do người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo giáo viên cấp;
d) Văn bằng giáo dục đại học do giám đốc đại học, hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, viện trưởng viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo và cấp văn bằng ở trình độ tương ứng cấp;
đ) Giám đốc đại học cấp văn bằng giáo dục đại học cho người học của các đơn vị đào tạo, nghiên cứu trực thuộc (trừ các trường đại học thành viên).
2. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, thủ trưởng cơ sở giáo dục cấp chứng chỉ cho người học theo quy định
Như vậy, người lao động khi bị người sử dụng lao động giữ bản gốc bằng cử nhân và làm mất thì có thể yêu cầu người có thẩm quyền như giám đốc đại học, hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, viện trưởng viện nghiên cứu khoa học đã cấp bằng cử nhân cho mình cấp lại bằng cử như theo thủ tục cấp lại văn bằng, chứng chỉ.