Công đoàn Viên chức Việt Nam xác định ba khâu đột phá và quyết định nhiều vấn đề quan trọng, cụ thể ra sao?
Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam trải qua bao nhiêu kỳ?
Ngày 15 tháng 8 năm 1994 Tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), Lễ ra mắt Công đoàn Viên chức Việt Nam đã được tổ chức trọng thể.
+ Đại hội I Công đoàn Viên chức Việt Nam (diễn ra từ ngày 11/10/1996 đến 12/10/1996)
+ Đại hội II Công đoàn Viên chức Việt Nam (diễn ra từ ngày 10/7/2003 đến 11/7/2003)
+ Đại hội III Công đoàn Viên chức Việt Nam (được tổ chức từ ngày 17/7/2008 đến ngày 18/7/2008)
+ Đại hội IV Công đoàn Viên chức Việt Nam (được tổ chức từ ngày 14/01/2013 đến ngày 15/01/2013)
+ Đại hội V Công đoàn Viên chức Việt Nam (được tổ chức từ ngày 03/04/2018 đến ngày 04/4/2018)
+ Và mới đây là Đại hội VI Công đoàn Viên chức Việt Nam ( từ ngày 30/9/2023 đến ngày 01/10/2023)
Như vậy, tính đến nay Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam trải qua 6 kỳ đại hội.
Công đoàn Viên chức Việt Nam xác định ba khâu đột phá và quyết định nhiều vấn đề quan trọng, cụ thể ra sao?
Công đoàn Viên chức Việt Nam xác định ba khâu đột phá chiến lược cụ thể ra sao?
Ngày 1/10, phiên thứ 2 (phiên trọng thể) Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 chính thức diễn ra.
Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI sẽ quyết định những vấn đề quan trọng của hoạt động công đoàn và phong trào cán bộ, công chức, viên chức, lao động 5 năm tới. Đây là diễn đàn chính trị quan trọng, là ngày hội lớn của cán bộ, đoàn viên và người lao động của Công đoàn Viên chức Việt Nam.
Tại Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023-2028 xác định ba khâu đột phá chiến lược gồm:
Một là, xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn các cấp, tập trung là Chủ tịch Công đoàn cơ sở có bản lĩnh, kỹ năng, tâm huyết, trách nhiệm, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Hai là, phối hợp cùng lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Ba là, đẩy mạnh Chuyển đổi Số trong hoạt động cơ quan, đơn vị, chú trọng Chuyển đổi Số trong hoạt động Công đoàn.
Bên cạnh đó, Đại hội cũng đề ra 12 chỉ tiêu phấn đấu trong từng năm và cả nhiệm kỳ gồm:
+ Phấn đấu phát triển thêm được 1.000 đoàn viên mới;
+ Ít nhất 90% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện đại diện, thương lượng, ký kết được thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật;
+ Ít nhất 90% số vụ việc của đoàn viên có nhu cầu giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án sẽ có đại diện công đoàn tham gia hoặc được công đoàn hỗ trợ;
+ Ít nhất 70% đoàn viên và người lao động được tham gia học tập, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp;
+ 90% nữ cán bộ công chức, viên chức, lao động đạt danh hiệu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà".
Xem chi tiết: https://baochinhphu.vn/xac-dinh-3-khau-dot-pha-quyet-dinh-nhieu-van-de-quan-trong-cua-cong-doan-vien-chuc-viet-nam-1022310011559496.htm
Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 4.1 Mục 4 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 hướng dẫn thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam được thực hiện như sau:
Người gia nhập công đoàn phải tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam, đơn phải có chữ ký của người viết đơn (bao gồm chữ ký điện tử). Trường hợp đơn của tập thể người lao động phải có chữ ký của từng người lao động.
* Đối với nơi có công đoàn cơ sở:
Nơi đã có công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở), ban chấp hành công đoàn cơ sở nhận đơn, xem xét, quyết định kết nạp và tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.
- Trong buổi lễ có thể cùng lúc kết nạp nhiều đoàn viên; những người được kết nạp phải có mặt tại buổi lễ (trừ trường hợp vắng có lý do chính đáng), công đoàn cơ sở công bố quyết định kết nạp đoàn viên, trao quyết định và trao thẻ cho đoàn viên công đoàn (nếu có).
- Những đơn vị có đông đoàn viên, ban chấp hành công đoàn cơ sở có thể ủy quyền cho công đoàn cơ sở thành viên hoặc công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận (gọi chung là công đoàn bộ phận), tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn (gọi chung là tổ công đoàn) trực thuộc tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.
* Đối với nơi chưa có công đoàn cơ sở
- Người lao động nộp đơn xin gia nhập công đoàn cho công đoàn cấp trên nơi gần nhất hoặc ban vận động thành lập công đoàn cơ sở (nếu có).
+ Trường hợp nộp đơn cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nộp đơn, công đoàn cấp trên phải xem xét, quyết định việc kết nạp hoặc không kết nạp đoàn viên và giới thiệu nơi sinh hoạt cho đoàn viên khi có quyết định kết nạp.
+ Trường hợp người lao động nộp đơn cho ban vận động: Trong thời gian 15 ngày kể từ khi nộp đơn, nếu nơi người lao động có đơn xin gia nhập công đoàn, chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở thì người lao động có quyền chuyển đơn lên công đoàn cấp trên xem xét, quyết định kết nạp đoàn viên và được giới thiệu sinh hoạt tại công đoàn cơ sở gần nơi đoàn viên đang làm việc nhất, cho đến khi công đoàn cơ sở tại nơi làm việc được thành lập.
- Trường hợp có đủ người lao động liên kết thành lập công đoàn cơ sở theo quy định, thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở và đề nghị công đoàn cấp trên công nhận.
* Đối với việc kết nạp lại đoàn viên công đoàn: Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu có nguyện vọng gia nhập lại tổ chức Công đoàn Việt Nam phải có đơn xin ra nhập lại gửi công đoàn cơ sở nơi làm việc. Ban chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm xem xét, thẩm định nếu đủ điều kiện thì đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp quyết định kết nạp lại.
Tải mẫu đơn xin gia nhập công đoàn: Tại đây