Công điện 85 ngày 2/9: Năm 2025, thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì công tác thu chi ngân sách nhà nước phải triển khai như thế nào?

Công tác thu chi ngân sách nhà nước năm 2025 phải triển khai như thế nào để thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo Công điện 85 ban hành ngày 2 tháng 9?

Công điện 85 ngày 2/9: Năm 2025, thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì công tác thu chi ngân sách nhà nước phải triển khai như thế nào?

Trong các tháng tới đây, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tác động không thuận lợi đến nền kinh tế nước ta. Ở trong nước, nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ dự toán ngân sách năm 2024 theo Kết luận của Trung ương và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, để bảo đảm giữ vững cân đối NSNN các cấp trong mọi tình huống, tăng cường tiết kiệm chi thường xuyên NSNN, tập trung nguồn lực tăng chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, ứng phó biến đổi khí hậu; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - NSNN.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị và cấp dưới trực thuộc tiếp tục nỗ lực, quyết liệt thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và NSNN đã đề ra, phấn đấu tăng thu, tăng cường tiết kiệm chi, chủ động cân đối NSNN trong những tháng còn lại của năm 2024; cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó có nội dung về thu chi ngân sách nhà nước để cải cách tiền lương.

Theo Mục 1 Công điện 85/CĐ-TTg năm 2024 quy định:

1. Các Bộ, cơ quan, địa phương:
...
b) Quyết liệt thực hiện công tác thu NSNN, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất
...
- Đẩy mạnh và hiệu quả hơn nữa chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý thu, nhất là thu các giao dịch thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài, triển khai cổng dữ liệu thông tin về sàn thương mại điện tử và mở rộng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động, cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng, nhất là dịch vụ ăn uống... Trên cơ sở đó, phấn đấu thu NSNN năm 2024 vượt trên 10% dự toán Quốc hội giao, thu NSNN năm 2025 cao hơn khoảng 5% so với ước thực hiện năm 2024 để đảm bảo nguồn lực đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán, tăng chi tạo nguồn cải cách tiền lương và xử lý các nhiệm vụ đột xuất phát sinh.
...
c) Tổ chức điều hành chi NSNN chủ động, tiết kiệm chi NSNN, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN
- Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, chủ động rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi; cắt giảm, tiết kiệm 5% dự toán chi thường xuyên được giao theo Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2024 của Chính phủ. Đối với năm 2025, ngoài số tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định, trong tổ chức thực hiện, các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp rà soát, cơ cấu, sắp xếp các nhiệm vụ chi, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên tăng thêm của dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024 (sau khi loại trừ các khoản chi tương tự như năm 2024 đã được quy định tại Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2024 của Chính phủ) để dành nguồn giảm bội chi NSNN hoặc cho các nhiệm vụ cấp thiết, phát sinh, thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội của từng Bộ, cơ quan, địa phương hoặc bổ sung cho chi đầu tư phát triển.
- Thực hiện chi ngân sách theo đúng chế độ quy định, trong phạm vi dự toán được giao, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; tập trung nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương, các chính sách, chế độ an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo; cắt giảm dự toán chi thường xuyên đã giao cho các bộ, cơ quan trung ương nhưng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024 chưa phân bổ cho các đơn vị sử dụng ngân sách (trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ cho phép) theo Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ.
...

Theo đó để thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì công tác thu chi ngân sách nhà nước năm 2025 phải triển khai như sau:

- Thu NSNN năm 2025 cao hơn khoảng 5% so với ước thực hiện năm 2024 để đảm bảo nguồn lực đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán, tăng chi tạo nguồn cải cách tiền lương.

- Đối với năm 2025, ngoài số tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định, trong tổ chức thực hiện, các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp rà soát, cơ cấu, sắp xếp các nhiệm vụ chi, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên tăng thêm của dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024.

- Thực hiện chi ngân sách theo đúng chế độ quy định, trong phạm vi dự toán được giao, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, tập trung nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương.

>> Nghị quyết 126: Ngoài mức lương cơ sở, phụ cấp sẽ cao nhất đối với đối tượng nào?

>> Căn chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng cho phù hợp khả năng ngân sách nhà nước

>> Chốt tăng lương thông qua điều chỉnh lại mức lương cơ sở cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang

*Xem toàn bộ Quyết định 918 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 83 và Nghị quyết 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ.

Xem chi tiết Bảng phân công nhiệm vụ về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ

Xem chi tiết toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo chính sách tiền lương mới: Tải về

Công điện 85 ngày 2/9: Năm 2025, thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì công tác thu chi ngân sách nhà nước phải triển khai như thế nào?

Công điện 85 ngày 2/9: Năm 2025, thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì công tác thu chi ngân sách nhà nước phải triển khai như thế nào? (Hình từ Internet)

05 bảng lương mới khi cải cách tiền lương được xây dựng trên yếu tố bãi bỏ mức lương cơ sở đúng không?

Theo điểm c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định thì các yếu tố cụ thể để thiết kế 05 bảng lương mới gồm:

- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.

- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.

- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.

- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.

Như vậy bãi bỏ mức lương cơ sở là một trong các yếu tố xây dựng 05 bảng lương mới.

Khi bãi bỏ lương cơ sở thì mức lương cơ bản là bao nhiêu?

Theo điểm a tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định:

QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
...

Theo đó khi cải cách tiền lương bỏ mức lương cơ sở thì lương cơ bản bằng 70% tổng quỹ lương.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào