Công bố điểm chuẩn các trường Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024? Sinh viên đi làm thêm có cần ký hợp đồng lao động?
Thời gian công bố điểm chuẩn đại học năm 2024?
Theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1139/QĐ-BGDĐT năm 2024, từ ngày 13/8 đến 17 giờ ngày 17/8/2024 sẽ tiến hành xử lý nguyện vọng trên Hệ thống để xác định nguyện vọng trúng tuyển (nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng mà thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển nếu có).
Thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1 sẽ được công bố chậm nhất vào 17 giờ ngày 19/8/2024. Các trường đại học sẽ bắt đầu công bố điểm chuẩn từ 17 giờ ngày 17/8 và hoàn thành chậm nhất vào ngày 19/8.
Xem thêm:
>>> Chính thức có điểm chuẩn Đại học Quy Nhơn năm 2024?
>>> Công bố điểm chuẩn Đại học Công Nghệ (UET) – Đại học Quốc Gia Hà Nội 2024?
>>> Công bố điểm chuẩn Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (UTE) năm 2024?
>>> Công bố điểm chuẩn Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TPHCM (HUFLIT) 2024?
>>> Điểm chuẩn Đại học Tài chính Marketing (UFM) 2024?
>>> Công bố điểm chuẩn Đại học Luật TP.HCM (ULaw) năm 2024?
>>> Công bố điểm chuẩn Trường Đại học Văn Lang (VLU) năm 2024?
>>> Công bố điểm chuẩn các trường Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024?
>>> Chính thức công bố điểm chuẩn 08 trường Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024?
>>> Điểm chuẩn Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) 2024?
>>> Điểm chuẩn Đại học Thủ đô Hà Nội (HNMU) 2024?
Đã công bố điểm chuẩn các trường Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024? Sinh viên đi làm thêm có cần ký hợp đồng lao động? (Hình từ Internet)
Công bố điểm chuẩn các trường Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024?
Năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 18.000 chỉ tiêu cho 150 ngành/chương trình đào tạo, tăng hơn 3.000 chỉ tiêu và 7 ngành/chương trình đào tạo so với năm 2023.
Năm nay, Đại học Quốc gia Hà Nội có 4 phương thức tuyển sinh gồm: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học; xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024; xét kết quả thi đánh giá năng lực (HSA) do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức; xét theo các phương thức khác.
Các trường trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội công bố điểm chuẩn dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT như sau:
[1] Trường Đại học Công nghệ: 22,5-27,8
[2] Trường Đại học Khoa học Tự nhiên: 20-26,25 (thang 30); 34,45-35 (thang 40)
[3] Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: 22,95-29,1
[4] Trường Đại học Kinh tế: 33,1-33,62 (thang 40)
[5] Trường Đại học Giáo dục: 24,92-28,89
[6] Trường Đại học Y Dược: 24,49-27,15
[7] Trường Đại học Việt Nhật: 20-21
[8] Trường Đại học Luật: 24,5-28,36
[9] Trường Quản trị và Kinh doanh: 21-22
[10] Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật: 22,1-27,83
[11] Trường Quốc tế: 21-25,15
[12] Trường Đại học Ngoại ngữ: 26,75-38,45 (thang 40)
Sinh viên đi làm thêm có cần ký hợp đồng lao động?
Căn cứ theo Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Làm việc không trọn thời gian
1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.
3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Đồng thời, căn cứ Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động vẫn phải giao kết hợp đồng với người lao động làm thêm. Và người lao động vẫn được hưởng lương, hưởng sự bình đẳng bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, sinh viên đi làm thêm cần ký hợp đồng lao động.
Tham khảo thêm mẫu hợp đồng làm thêm, bán thời gian: Tại đây.
Lưu ý: Khi soạn thảo hợp đồng lao động dành cho bán thời gian, cho sinh viên làm thêm, người sử dụng lao động cần đảm bảo có đầy đủ các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời hạn của hợp đồng lao động;
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Chế độ nâng bậc, nâng lương;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Ngoài ra, khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.