Có phải mọi cán bộ đều được biệt phái cán bộ khi có yêu cầu công tác theo quyết định của cấp có thẩm quyền?

Cho tôi hỏi hiện nay theo quy định mới nhất thì có phải mọi cán bộ đều được biệt phái cán bộ khi có yêu cầu công tác theo quyết định của cấp có thẩm quyền hay không? Thắc mắc từ anh Đạt (Tây Ninh).

Quản lý cán bộ bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ Điều 4 Quy định 80/QĐ-TW 2022, nội dung quản lý cán bộ bao gồm:

- Phân cấp quản lý cán bộ.

- Đánh giá cán bộ.

- Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

- Tuyển chọn, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; phong, thăng, giáng, tước quân hàm; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức đối với cán bộ.

- Khen thưởng, kỷ luật cán bộ.

- Thực hiện chế độ, chính sách cán bộ.

- Kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác cán bộ và cán bộ.

Có phải mọi cán bộ đều được biệt phái cán bộ khi có yêu cầu công tác theo quyết định của cấp có thẩm quyền? (Hình ảnh từ Internet)

Có phải mọi cán bộ đều được biệt phái cán bộ khi có yêu cầu công tác theo quyết định của cấp có thẩm quyền?

Căn cứ Điều 29 Quy định 80/QĐ-TW 2022 quy định về đối tượng, phạm vi và thẩm quyền quyết định biệt phái cán bộ như sau:

Đối tượng, phạm vi và thẩm quyền quyết định
1. Đối tượng: Cán bộ lãnh đạo, quản lý của các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.
2. Phạm vi: Giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.
3. Thẩm quyền: Theo phân cấp quản lý cán bộ.
Khi cần thiết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định điều động, biệt phái cán bộ từ nơi khác về đảm nhận các chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý tại các địa phương, cơ quan, đơn vị.

Theo đó, chỉ có cán bộ lãnh đạo, quản lý của các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là đối tượng sẽ được biệt phái khi có yêu cầu công tác.

Đối chiếu với quy định trước đó, căn cứ Điều 22 Quy định 105-QĐ/TW 2017 (có hiệu lực từ 19/12/2017 - 18/08/2022) quy định như sau:

Đối tượng, phạm vi và thẩm quyền quyết định điều động, biệt phái cán bộ
1- Đối tượng: Cán bộ được điều động, biệt phái do yêu cầu công tác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2- Phạm vi: Điều động, biệt phái giữa các ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương và địa phương.
3- Thẩm quyền: Thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Chính trị.
Khi cần thiết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định điều động, biệt phái cán bộ từ nơi khác về đảm nhận các chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý tại các địa phương, cơ quan, đơn vị. Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với người đứng đầu và tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị (nơi đi và nơi đến) và các cơ quan liên quan trong điều động, biệt phái đối với các chức danh khác theo thẩm quyền quản lý cán bộ.

Theo đó, tại Quy định 105-QĐ/TW 2017 (có hiệu lực từ 19/12/2017 - 18/08/2022) quy định mọi cán bộ được biệt phái do yêu cầu công tác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Như vậy, kể từ ngày 18/08/2022, thu hẹp đối tượng lại chỉ còn cán bộ lãnh đạo, quản lý của các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị sẽ được biệt phái cán bộ.

Đây cũng là một trong những điểm mới của Quy định 80/QĐ-TW 2022.

Biệt phái cán bộ được thực hiện theo quy trình như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 30 Quy định 80/QĐ-TW 2022 quy định về biệt phái cán bộ, cụ thể như sau:

Quy trình điều động, biệt phái cán bộ
...
2. Biệt phái cán bộ
2.1. Căn cứ vào yêu cầu công tác, phẩm chất, năng lực, sở trường và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị xem xét việc biệt phái cán bộ thuộc phạm vi quản lý.
2.2. Thời gian biệt phái nhiều nhất là 3 năm; khi hết thời gian biệt phái thì cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi cử cán bộ đi biệt phái đánh giá, nhận xét và xem xét, quyết định việc kết thúc hoặc gia hạn thời gian biệt phái đối với cán bộ.
2.3. Quy trình biệt phái:
- Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận cán bộ biệt phái.
- Bước 2: Gặp cán bộ để trao đổi về chủ trương biệt phái và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể.
- Bước 3: Trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2.4. Quân uỷ Trung ương và Đảng uỷ Công an Trung ương quy định cụ thể việc biệt phái sĩ quan trong lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ đặc thù theo quy định của pháp luật và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Theo đó, quy trình biệt phái cán bộ hiện nay sẽ được thực hiện theo 03 bước như sau:

- Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận cán bộ biệt phái.

- Bước 2: Gặp cán bộ để trao đổi về chủ trương biệt phái và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể.

- Bước 3: Trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào