Cơ hội việc làm ngành kiểm lâm hệ cao đẳng có rộng mở?
Ngành kiểm lâm hệ cao đẳng được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 8 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: kiểm lâm ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kiểm lâm trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng; tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật về lâm nghiệp; phòng cháy và chữa cháy rừng; theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề kiểm lâm thường được bố trí làm việc tại các hạt kiểm lâm cấp huyện, hạt kiểm lâm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, cơ quan kiểm lâm vùng, các trạm kiểm lâm cửa rừng, kiểm lâm địa bàn hoặc làm chuyên viên ở một số bộ phận tại cơ quan kiểm lâm cấp cục, chi cục kiểm lâm và các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1800 giờ (tương đương 65 tín chỉ).
Như vậy, ngành kiểm lâm được pháp luật giới thiệu chung là thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng; tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật về lâm nghiệp; phòng cháy và chữa cháy rừng; theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
Ngành kiểm lâm hệ cao đẳng (Hình từ Internet)
Kỹ năng cần có sau khi tốt nghiệp ngành kiểm lâm hệ cao đẳng được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 8 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: kiểm lâm ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
3. Kỹ năng
- Thực hiện được các bước công việc trong công tác điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện được các phương án quản lý tài nguyên rừng, quản lý sâu bệnh hại, quản lý lửa rừng, phương án bảo tồn động thực vật rừng;
- Sử dụng và bảo trì được các loại máy móc, phần mềm ứng dụng tin học, phần mềm viễn thám GPS trong quản lý tài nguyên rừng;
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện được công tác giám sát bảo tồn và phát triển nguồn động thực vật trong khu vực;
- Thực hiện được các bước trong xử phạt vi phạm hành chính. Hoàn chỉnh bộ hồ sơ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản;
- Thiết kế và giám sát được công tác trồng rừng, tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia thực hiện, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, vận động cộng đồng tham gia thực hiện các phương pháp quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường;
- Sử dụng thành thạo các loại vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ được giao, chấp hành đầy đủ quy định sử dụng, bảo dưỡng, an toàn và các biện pháp phòng vệ khi thi hành nhiệm vụ;
- Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân trong lĩnh vực lâm nghiệp;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngoài các kiến thức chuyên môn, người học xong ngành kiểm lâm hệ cao đẳng cần phải đáp ứng thêm các kỹ thuật về ngành nghề này để có thể đảm bảo thực hiện tốt công việc, nhiệm vụ của mình trong quá trình hoạt động.
Cơ hội việc làm ngành kiểm lâm hệ cao đẳng có rộng mở?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 8 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: kiểm lâm ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lâm nghiệp;
- Bảo tồn thực vật rừng, động vật hoang dã;
- Phòng cháy và chữa cháy rừng;
- Phòng trừ sinh vật gây hại rừng;
- Thực thi pháp luật về lâm nghiệp;
- Phát triển rừng;
- Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.
Như vậy, khi học ngành kiểm lâm hệ cao đẳng, sau khi ra trường người học nếu có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí làm việc như trên tại các hạt kiểm lâm cấp huyện, hạt kiểm lâm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, cơ quan kiểm lâm vùng, các trạm kiểm lâm cửa rừng, kiểm lâm địa bàn hoặc làm chuyên viên ở một số bộ phận tại cơ quan kiểm lâm cấp cục, chi cục kiểm lâm và các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, nhà nước luôn có những chính sách khuyến khích hỗ trợ kiểm lâm, người làm bên kiểm lâm còn được hưởng chế độ lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành kiểm lâm hệ cao đẳng, người học vẫn có thể tìm kiếm có mình rất nhiều cơ hội, vị trí làm việc đối với ngành nghề này.