Có cần quy định biện pháp bảo vệ bí mật kinh doanh trong nội quy lao động hay không?

Theo quy định hiện hành có cần quy định biện pháp bảo vệ bí mật kinh doanh trong nội quy lao động hay không?

Có cần quy định biện pháp bảo vệ bí mật kinh doanh trong nội quy lao động hay không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về nội dung của nội quy lao động như sau:

Nội quy lao động
...
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ giải lao ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương;
b) Trật tự tại nơi làm việc: quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động;
c) An toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc: trách nhiệm chấp hành các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; vệ sinh, khử độc, khử trùng tại nơi làm việc;
d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc: người sử dụng lao động quy định về phòng, chống quấy rối tình dục theo quy định tại Điều 85 Nghị định này;
đ) Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động: quy định danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ; trách nhiệm, biện pháp được áp dụng để bảo vệ tài sản, bí mật; hành vi xâm phạm tài sản và bí mật;
e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động: quy định cụ thể các trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật Lao động;
g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động: quy định cụ thể hành vi vi phạm kỷ luật lao động; hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hành vi vi phạm;
...

Theo đó, cần quy định biện pháp bảo vệ bí mật kinh doanh trong nội quy lao động. Đây là một trong những nội dung chủ yếu về việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động.

Có cần quy định biện pháp bảo vệ bí mật kinh doanh trong nội quy lao động hay không?

Có cần quy định biện pháp bảo vệ bí mật kinh doanh trong nội quy lao động hay không?

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Căn cứ theo khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
23. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
...

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định như sau:

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
5. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.

Theo đó, bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh và được xem là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, cụ thể bao gồm các hành vi sau:

- Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

- Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

Người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh bị xử lý kỷ luật trong thời gian bao lâu kể từ ngày có hành vi vi phạm?

Căn cứ Điều 123 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
2. Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
3. Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp hành vi vi phạm liên quan đến tiết bộ bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.

Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh trong thời hạn là 12 tháng.

Bảo vệ bí mật kinh doanh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
06 nội dung chủ yếu khi thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh là gì?
Lao động tiền lương
Thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh bằng bao nhiêu hình thức?
Lao động tiền lương
Có cần quy định biện pháp bảo vệ bí mật kinh doanh trong nội quy lao động hay không?
Lao động tiền lương
Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh có buộc phải được ghi nhận trong hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
Được thỏa thuận nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh trong văn bản riêng ngoài hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
Người lao động có nghĩa vụ bảo vệ bí mật kinh doanh đến lúc nào?
Lao động tiền lương
Có được quy định về việc bảo vệ bí mật kinh doanh trực tiếp trong hợp đồng lao động hay không?
Lao động tiền lương
Có được làm cho công ty đối thủ sau khi nghỉ việc hay không?
Lao động tiền lương
Vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh sau khi chấm dứt hợp đồng lao động có bị xử phạt không?
Lao động tiền lương
Có thể thỏa thuận với người lao động về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh ở đâu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo vệ bí mật kinh doanh
103 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ bí mật kinh doanh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ bí mật kinh doanh

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào