Cho từ chức với viên chức quản lý có trên 50% phiếu tín nhiệm thấp theo quy định mới nhất?
- Trước đây xem xét từ chức đối với viên chức quản lý trong những trường hợp nào?
- Cho từ chức với viên chức quản lý có trên 50% phiếu tín nhiệm thấp theo quy định mới nhất?
- Có bao nhiêu hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức quản lý?
- Viên chức bị kỷ luật buộc thôi việc do vi phạm đạo đức công vụ thì có được tuyển dụng lại vào cơ quan nhà nước không?
Trước đây xem xét từ chức đối với viên chức quản lý trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 54 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định có 03 trường hợp xem xét từ chức đối với viên chức quản lý như sau:
+ Tự nguyện, chủ động xin thôi giữ chức vụ quản lý;
+ Do không đủ sức khỏe, hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao;
+ Vì các lý do chính đáng khác của viên chức.
Cho từ chức với viên chức quản lý có trên 50% phiếu tín nhiệm thấp theo quy định mới nhất?
Cho từ chức với viên chức quản lý có trên 50% phiếu tín nhiệm thấp theo quy định mới nhất?
Chính phủ ban hành Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2023 về tuyển dụng và quản lý viên chức, trong đó khoản 31 Điều 1 sửa đổi Điều 54 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý, trong đó bổ sung thêm trường hợp việc xem xét từ chức đối với viên chức quản lý được thực hiện như sau:
+ Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao;
+ Để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng; để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng;
+ Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền;
+ Do không đủ sức khỏe hoặc vì các lý do chính đáng khác;
+ Theo yêu cầu nhiệm vụ.
Như vậy, so với quy định cũ thì tại khoản 31 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP đã bổ sung thêm quy định xem xét cho từ chức với viên chức quản lý có trên 50% phiếu tín nhiệm thấp.
Có bao nhiêu hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức quản lý?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với viên chức quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, viên chức quản lý khi vi phạm sẽ có những hình thức kỷ luật sau:
+ Khiển trách.
+ Cảnh cáo.
+ Cách chức.
+ Buộc thôi việc.
Lưu ý: Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức trên còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Viên chức bị kỷ luật buộc thôi việc do vi phạm đạo đức công vụ thì có được tuyển dụng lại vào cơ quan nhà nước không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 40 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với viên chức
1. Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc
a) Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền quản lý viên chức lưu giữ hồ sơ viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm cung cấp bản sao hồ sơ lý lịch và nhận xét quá trình công tác (có xác nhận) khi viên chức bị xử lý kỷ luật có yêu cầu.
c) Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thời việc có hiệu lực, viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước. Trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ đã đảm nhiệm.
2. Quyết định xử lý kỷ luật đối với viên chức đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là bị oan, sai thì chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản kết luận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có trách nhiệm công bố công khai tại đơn vị nơi viên chức đang công tác. Trường hợp đã ban hành quyết định xử lý kỷ luật theo kết luận của bản án phúc thẩm và không có kết luận của cơ quan có thẩm quyền bị oan, sai nhưng sau đó có thay đổi về hình phạt ở bản án mới theo quy định của pháp luật về tố tụng thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định.
3. Viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, sau đó được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là oan, sai mà vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế, thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác, chức vụ quản lý phù hợp.
4. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo kết luận việc xử lý kỷ luật viên chức tiến hành không đúng quy định về áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền đã ký quyết định kỷ luật phải ra quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật; đồng thời đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải tiến hành xem xét xử lý kỷ luật viên chức theo đúng quy định tại Nghị định này.
Như vậy, sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thời việc có hiệu lực, viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước.
Trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ đã đảm nhiệm.