Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 năm 2024 là bao nhiêu? CPI ảnh hưởng đến mức lương người lao động ra sao?

Chỉ số giá tiêu dùng CPI của tháng 8 vừa rồi là bao nhiêu? Và ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương người lao động như thế nào?

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 năm 2024 là bao nhiêu?

Ngày 06/9/2024, Theo Thông cáo báo chí về Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024 có nêu như sau:

Tính chung tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ổn định so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 8 tăng 1,89% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,45%.

Bình quân tám tháng năm 2024, CPI tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,71%.

Tốc độ tăng CPI tháng 8/2024 so với tháng trước

Tốc độ tăng CPI tháng 8/2024 so với tháng trước

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 năm 2024 ổn định. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm có chỉ số giá tăng nhẹ; riêng nhóm giao thông giảm giá so với tháng trước.

Mười nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng bao gồm:

- Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,29%.

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,27% (làm cho CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm).

- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,2%.

- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,18%.

- Nhóm bưu chính, viễn thông tăng 0,15%.

- Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,15%.

- Nhóm giáo dục tăng 0,14%.

- Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,12%.

- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%.

- Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,05%.

Riêng nhóm giao thông giảm 1,98% (tác động làm giảm CPI chung 0,19 điểm phần trăm).

Theo đó có thể thấy rằng, Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 năm 2024 tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước.

Xem chi tiết Thông cáo báo chí về Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024: Tại đây.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 năm 2024 là bao nhiêu?

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 năm 2024 là bao nhiêu?

Chỉ số giá tiêu dùng CPI ảnh hưởng đến mức lương người lao động ra sao?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định mức lương tối thiểu như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Như vậy, có thể thấy rằng mức lương tối thiểu nói chung và mức lương tối thiểu năm 2024 sẽ được điều chỉnh dựa trên 06 yếu tố sau đây:

- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;

- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;

- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;

- Quan hệ cung, cầu lao động;

- Việc làm và thất nghiệp;

- Năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ có ảnh hưởng trực tiếp trong việc điều chỉnh mức lương của người lao động sao cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội thực tế.

CPI là gì? Phương pháp tính CPI thế nào?

Căn cứ theo Phụ lục II Nghị định 94/2022/NĐ-CP (bị thay thế bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 62/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/8/2024) có giải thích về CPI như sau:

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá chung theo thời gian của các loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân.

- Danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện phục vụ tính CPI gồm các mặt hàng và dịch vụ chủ yếu, đại diện cho tiêu dùng của dân cư trong một giai đoạn nhất định.

- Quyền số tính CPI là tỷ trọng chi tiêu cho các nhóm hàng hóa và dịch vụ trong tổng chi tiêu của dân cư của năm được chọn làm gốc so sánh.

* Phương pháp tính CPI:

- CPI được tính từ kết quả điều tra giá tiêu dùng của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. CPI được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa mức biến động giá của các nhóm mặt hàng với quyền số tương ứng.

- CPI của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa CPI của mỗi nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng được chọn điều tra với quyền số tương ứng.

- CPI của 6 vùng kinh tế - xã hội được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa CPI của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng với quyền số tương ứng.

- CPI của cả nước được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa CPI của các vùng kinh tế - xã hội với quyền số tương ứng.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào