Cách tạo bảng chấm công cho doanh nghiệp?
Cách tạo bảng chấm công cho doanh nghiệp?
Để tạo bảng chấm công theo đúng tiêu chuẩn, doanh nghiệp có thể tham khảo 04 bước sau:
Bước 1: Tạo danh sách cho nhân viên.
Quá trình này yêu cầu lập ít nhất 02 cột chứa tên và mã của nhân viên. Khi nhập thông tin cần kiểm tra chính xác để tránh trường hợp nhiều người trùng tên gây từ đó dẫn tới sai sót trong việc toán ngày công, tiền lương.
Ngoài ra, có thể bổ sung thêm các cột thông tin như chức danh, phòng ban, ngày sinh, quê quán, địa chỉ, thông tin liên hệ...
Bước 2: Tạo các cột thời gian để đếm số ngày làm việc trong tháng và ghi chú (nếu có).
Bước 3: Đặt và thống nhất biểu tượng chấm công.
Doanh nghiệp cần lựa chọn và thống nhất một số ký hiệu cho các loại ngày làm việc. Ví dụ, ngày làm việc thực tế đánh dấu bằng “X”, ngày nghỉ đánh dấu bằng “NL” và ngày nghỉ phép đánh dấu bằng “P”.
Bước 4: Kiểm tra lại.
Sau khi hoàn tất quá trình tạo bảng chấm công cá nhân trong Excel hoặc Word thì kiểm xem và xác nhận lại thông tin để những lần sau chỉ việc copy, tránh sai sót cả hệ thống sau này.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Cách tạo bảng chấm công cho doanh nghiệp?
Tải các mẫu bảng chấm công File Word và File Excel mới nhất ở đâu?
Mẫu bảng chấm công mới nhất năm 2024 hiện nay được quy định tại Mẫu 01a ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành như sau:
Tải đầy đủ mẫu bảng chấm công 01 file word mới nhất Tại đây
Tải đầy đủ mẫu bảng chấm công 02 file word mới nhất Tại đây
Pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể về mẫu bảng chấm công file excel. Do đó doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu bảng chấm công file excel mới nhất hiện nay như sau:
Tải đầy đủ mẫu bảng chấm công file excel 03 mới nhất Tại đây
Tải đầy đủ mẫu bảng chấm công hàng ngày file excel 04 mới nhất Tại đây.
1 tháng người lao động làm việc bao nhiêu ngày?
Căn cứ tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Ngoài ra tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, thời giờ làm việc bình thường của người lao động không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ/ tuần, không đề cập đến thời giờ làm việc trong tháng.
Tuy nhiên, phải đảm bảo trong 01 tháng thì người lao động được nghỉ ít nhất 04 ngày.
Như vậy, tùy theo tháng có bao nhiêu ngày thì người lao động sẽ có số ngày làm việc của mỗi tháng khác nhau, cụ thể:
- Đối với tháng có 28 ngày: làm việc tối đa 24 ngày
- Đối với tháng có 29 ngày: làm việc tối đa 25 ngày.
- Đối với tháng có 30 ngày: làm việc tối đa 26 ngày.
- Đối với tháng có 31 ngày: làm việc tối đa 27 ngày.