Bị tai nạn lao động ở nước ngoài người lao động có được quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước hỗ trợ không?

Nguyên tắc hỗ trợ người lao động làm việc ngoài nước? Người lao động bị tai nạn lao động ở nước ngoài thì có được quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước hỗ trợ không? Câu hỏi của anh Dũng (Bắc Giang).

Nguyên tắc hỗ trợ người lao động làm việc ngoài nước?

Căn cứ tại Điều 9 Quyết định 40/2021/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc hỗ trợ người lao động như sau:

Nguyên tắc hỗ trợ người lao động
1. Người lao động được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này khi đóng góp Quỹ đầy đủ. Thời điểm áp dụng hỗ trợ tính từ thời điểm người lao động đóng góp quỹ.
2. Người lao động được hỗ trợ 01 lần đối với từng nội dung hỗ trợ quy định tại Quyết định này cho 01 lần đóng góp Quỹ.
3. Các nội dung quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 của Quyết định này chỉ áp dụng đối với các vụ việc phát sinh trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Trường hợp người lao động đã hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề từ các chương trình, dự án, chính sách thuộc ngân sách nhà nước thì không hưởng hỗ trợ theo quy định tại Điều 15 Quyết định này và ngược lại.
5. Các nội dung hỗ trợ từ Quỹ không làm giảm, thay đổi hoặc loại bỏ quyền, nghĩa vụ của người lao động, nghĩa vụ của người sử dụng lao động, doanh nghiệp, tổ chức đưa đi đối với người lao động theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các quy định pháp luật khác.

Như vậy, người lao động được hỗ trợ khi đóng góp Quỹ đầy đủ.

Bị tai nạn lao động ở nước ngoài người lao động có được quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước hỗ trợ không?

Bị tai nạn lao động ở nước ngoài người lao động có được quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước hỗ trợ không? (Hình từ Internet)

Người lao động làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng phải đóng góp vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước bao nhiêu tiền?

Tại Khoản 1 Điều 8 Quyết định 40/2021/QĐ-TTg quy định về đóng góp của người lao động vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước như sau:

Đóng góp của người lao động
1. Mức đóng góp
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài đóng góp Quỹ mức 100.000 đồng/người/hợp đồng.
Căn cứ đóng góp Quỹ là một trong những loại hợp đồng hoặc văn bản sau:
a) Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ hoặc tổ chức sự nghiệp;
b) Hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp về việc đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
c) Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận ký giữa người lao động và doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
d) Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài;
đ) Hợp đồng lao động ký giữa người lao động và người sử dụng lao động ở nước ngoài.
...

Như vậy, người lao động làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng thì phải đóng góp Quỹ mức 100.000 đồng/người/hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật.

Bị tai nạn lao động ở nước ngoài người lao động có được quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước hỗ trợ không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Quyết định 40/2021/QĐ-TTg như sau:

Hỗ trợ người lao động phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài
1. Mức hỗ trợ: từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng/trường hợp.
2. Người lao động hoặc người được người lao động ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động gửi giấy đề nghị hỗ trợ (Mẫu theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này) kèm theo 01 bộ hồ sơ chứng minh theo một trong các hình thức: trực tuyến, trực tiếp, qua bưu chính hoặc thông qua doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi đến Cơ quan điều hành Quỹ. Hồ sơ gồm:
- Bản sao văn bản thanh lý hợp đồng ký giữa doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi và người lao động, nêu rõ lý do về nước trước thời hạn; hoặc văn bản thông báo của người sử dụng lao động về việc chấm dứt hợp đồng đối với người lao động vì các lý do nêu trên;
- Bản sao giấy khám sức khỏe của người lao động hoặc giấy tờ khác chứng minh tình trạng bệnh tật, thương tật do cơ quan y tế nước sở tại cấp;
- Bản sao hộ chiếu của người lao động;
- Văn bản ủy quyền (ghi rõ nội dung ủy quyền) hoặc giấy tờ chứng minh quyền đại diện theo pháp luật theo quy định trong trường hợp người được ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ nộp thông qua doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi, đơn vị, cá nhân lập danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ kèm theo hồ sơ của người lao động gửi Cơ quan điều hành Quỹ (Mẫu theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này).
3. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan điều hành Quỹ kiểm tra, đối chiếu hồ sơ và thực hiện hỗ trợ theo đề nghị của người lao động. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vây, đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà không thể tiếp tục làm công việc đó được nữa thì sẽ được quỹ hỗ trợ về nước. Mức hỗ trợ người lao động bị tai nạn lao động có thể lên đến 30.000.000 đồng.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào