Bảo hiểm thất nghiệp Quận 4 Tp. Hồ Chí Minh có địa chỉ ở đâu?
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động là bao lâu?
Theo Điều 50 Luật Việc làm 2013 có quy định về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
…
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Như vậy, nếu người lao động đủ điều kiện để được hưởng thất nghiệp thì cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.
Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Bảo hiểm thất nghiệp Quận 4 Tp. Hồ Chí Minh có địa chỉ ở đâu?
Bảo hiểm thất nghiệp Quận 4 Tp. Hồ Chí Minh có địa chỉ ở đâu?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Theo đó, dẫn chiếu đến Quy trình 9 Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2020 có quy định:
Người lao động có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả hồ sơ trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn Quận 4 Tp. Hồ Chí Minh tại: Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 4
- Trụ sở chính đặt tại số 249 Tôn Đản, phường 15, quận 4, TP.Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại đường dây nóng: 028 3941 5841.
- Website Cổng thông tin việc làm thành phố Hồ Chí Minh - http://vieclamhcm.net/
- Giờ làm việc của trung tâm bảo hiểm thất nghiệp Quận 4
BHTN quận 4 thực hiện làm việc theo giờ hành chính các ngày trong tuần cụ thể:
+ Từ thứ 2 - thứ 6: Mở cửa từ 7h30 - đóng cửa lúc 16h45
+ Thứ 7 và Chủ Nhật: Đóng cửa
Người lao động có thể căn cứ theo mốc thời gian làm việc tại chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp nếu trên để sắp xếp thời gian đến làm việc hoặc gọi điện hợp lý và nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.
Ngoài ra, người lao động đang làm việc ở Quận 4 cũng có thể nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở các địa bàn khác trên Tp. Hồ Chí Minh như:
1. Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố: 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17 Q. Bình Thạnh.
2. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 6: 743/34 Hồng Bàng, P.6
3. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 9: Số 1, Đường số 9, Phường Phước Bình.
4. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình: 456 Trường Chinh, P. 13
5. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12: 803 Nguyễn Văn Quá, Phường. Đồng Hưng Thuận
6. Cơ Sở 2 Củ Chi : Đường 458, ấp Thạnh An, xã Trung An.
Người lao động có thể kết nối zalo điểm tiếp nhận thông tin của Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố Hồ Chí Minh để được cập nhật và tư vấn thêm thông tin:
Xem chi tiết Quyết định 403/QĐ-UBND: TẢI VỀ.
Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP và Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy trình thực hiện làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp về cơ bản sẽ gồm các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp nộp bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
- Người lao động trong các trường hợp sau thì được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện:
+ Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
+ Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
+ Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Bước 2: Nhận kết quả
Sau khi nộp hồ sơ, trung tâm giới thiệu việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả và trao phiếu trực tiếp cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện đối với người nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
- Nếu hồ sơ không đúng theo quy định thì trung tâm dịch vụ việc làm phải trả lại người nộp và nêu rõ lý do.
- Nếu hồ sơ đúng quy định trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
Người lao động nhận tiền trợ cấp thất nghiệp do tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
Bước 4: Người lao động hàng tháng báo cáo tình hình tìm kiếm việc làm
Căn cứ theo Điều 52 Luật Việc làm 2013 để được hưởng trợ cấp thất nghiệp vào các tháng tiếp theo người lao động cần báo cáo tình hình tìm kiếm việc làm của mình với trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trừ các trường hợp sau đây:
- Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
- Trường hợp bất khả kháng.