Bác sỹ chẩn đoán bệnh cúm A H1N1 dựa trên các triệu chứng nào?
Bác sỹ chẩn đoán bệnh cúm A H1N1 dựa trên các triệu chứng nào?
Căn cứ theo Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A (H1N1) do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 2762/QĐ-BYT năm 2009 quy định như sau:
CHẨN ĐOÁN
Dựa trên các yếu tố và triệu chứng sau:
1. Yếu tố dịch tễ:
Trong vòng 7 ngày:
- Sống hoặc đến từ vùng có cúm A (H1N1).
- Tiếp xúc gần với người bệnh, nguồn bệnh: nghi ngờ, có thể hoặc đã xác định mắc cúm A (H1N1).
2. Lâm sàng:
Bệnh diễn biến cấp tính và có một số biểu hiện sau đây:
- Sốt.
- Các triệu chứng về hô hấp:
+ Viêm long đường hô hấp.
+ Đau họng.
+ Ho khan hoặc có đờm.
- Các triệu chứng khác
+ Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy.
Nhiều trường hợp có biểu hiện viêm phổi nặng, thậm chí có suy hô hấp cấp và suy đa tạng.
3. Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên:
+ Real time RT-PCR là xét nghiệm xác định vi rút cúm A (H1N1). Bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản (lấy càng sớm càng tốt).
+ Nuôi cấy vi rút: thực hiện ở những nơi có điều kiện.
- Công thức máu: số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm nhẹ.
- X quang phổi: có thể có biểu hiện của viêm phổi không điển hình.
4. Tiêu chuẩn chẩn đoán:
a) Trường hợp nghi ngờ:
- Có yếu tố dịch tễ, sốt và triệu chứng viêm long đường hô hấp.
b) Trường hợp xác định đã mắc bệnh:
- Có biểu hiện lâm sàng cúm.
- Xét nghiệm dương tính khẳng định nhiễm vi rút cúm A (H1N1).
c) Người lành mang vi rút:
Không có biểu hiện lâm sàng nhưng xét nghiệm có cúm A (H1N1). Những trường hợp này cũng phải được báo cáo.
...
Như vậy việc chẩn đoán bệnh cúm A H1N1 dựa trên các yếu tố và triệu chứng đó là yếu tố dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và tiêu chuẩn chẩn đoán.
Bác sỹ chẩn đoán bệnh cúm A H1N1 dựa trên các triệu chứng nào?
Các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh cúm A H1N1 đối với nhân viên y tế như thế nào?
căn cứ Mục 3 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A H1N1 ban hành kèm theo Quyết định 2762/QĐ-BYT năm 2009, Bộ Y tế đã có những hướng dẫn trong việc phòng lây nhiễm bệnh cúm A H1N1 đối với nhân viên y tế như sau:
- Rửa tay thường quy trước và sau khi thăm khám người bệnh bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.
- Phương tiện phòng hộ gồm: Khẩu trang ngoại khoa, khẩu trang N95, kính bảo hộ, mặt nạ che mặt, áo choàng giấy dùng một lần, găng tay, mũ, bao giầy hoặc ủng.
Phương tiện phòng hộ phải luôn có sẵn ở khu vực cách ly, được sử dụng đúng cách và khi cần thiết. Sau khi dùng được xử lý theo quy định của Bộ Y tế.
- Bệnh phẩm xét nghiệm: Phải đặt trong túi nilon hoặc hộp vận chuyển đóng kín theo quy định đến phòng xét nghiệm.
- Giám sát: lập danh sách nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh, nhân viên làm việc tại khoa có người bệnh và nhân viên phòng xét nghiệm xử lý bệnh phẩm.
Những nhân viên này cần được theo dõi thân nhiệt và các biểu hiện lâm sàng hàng ngày.
- Những nhân viên mang thai, mắc bệnh tim phổi mạn tính tránh tiếp xúc với người bệnh.
Bác sỹ có quyền từ chối khám chữa bệnh trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
1. Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
2. Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
4. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;
5. Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Theo đó bác sỹ có quyền từ chối khám chữa bệnh trong 5 trường hợp sau:
1. Bác sỹ tiên lượng được tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng bác sỹ phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
2. Bác sỹ được từ chối khi việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
4. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;
5. Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.