Áptômát phòng nổ là thiết bị gì? Yêu cầu đối với các cấu trúc phòng nổ của áptômát như thế nào?
Áptômát là thiết bị gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục I QCVN 14:2021/BCT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với áptômát phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò ban hành kèm theo Thông tư 15/2021/TT-BCT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với áptômát phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành, có giải thích như sau:
Áptômát là thiết bị đóng cắt cơ khí, có khả năng đóng và cắt mạng điện trong điều kiện bình thường, cũng như tự động cắt điện trong điều kiện không bình thường.
Áptômát là thiết bị gì? Yêu cầu đối với các cấu trúc phòng nổ của áptômát như thế nào?
Yêu cầu đối với các yêu cầu khe hở và khoảng cách rò của áptômát theo bảng như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục II QCVN 14:2021/BCT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với áptômát phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò ban hành kèm theo Thông tư 15/2021/TT-BCT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với áptômát phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành, có quy định các yêu cầu về khe hở giữa các phần mang điện và khoảng cách rò trên bề mặt cách điện tuân thủ theo quy định tại các Điều 4.3, 4.4 của IEC 60079-7:2015 và theo quy định tại Bảng 5.
Bảng 5. Khe hở và khoảng cách rò: TẢI VỀ
Các yêu cầu kiểu đóng cắt, điều khiển đối với áptômát phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 7 Mục II QCVN 14:2021/BCT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với áptômát phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò ban hành kèm theo Thông tư 15/2021/TT-BCT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với áptômát phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành, có quy định kiểu đóng cắt, điều khiển: áptômát phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò có khí cháy và bụi nổ phải là một trong các dạng sau:
- Đóng, cắt trực tiếp bằng tay;
- Có mạch cắt từ xa;
- Có điều khiển từ xa;
- Kết hợp các dạng trên.
Bên cạnh đó, yêu cầu với sơ đồ điện và kết cấu như sau:
Mạch điện của áptômát phòng nổ phải có:
- Bảo vệ dòng ngắn mạch;
- Bảo vệ quá tải;
- Bảo vệ mạch điều khiển khi hở mạch hoặc ngắn mạch của các dây dẫn điều khiển từ xa;
- Bộ nhả điện áp giảm thấp (cuộn Umin);
- Bộ nhả song song cắt áptômát bằng điện áp (cuộn OK);
Bảo vệ không cho đóng áptômát khi:
- Điện trở cách điện của mạng ra phụ tải giảm xuống thấp hơn giá trị cho phép;
- Sau khi bảo vệ quá dòng hoạt động.
- Báo tín hiệu về việc đóng áptômát; tác động của các loại bảo vệ ngắn mạch, bảo vệ quá tải và bảo vệ khóa liên động rò điện.
- Chế độ kiểm tra hoạt động của các bộ bảo vệ quá dòng và bảo vệ khóa liên động rò điện.
Đồng thời, yêu cầu về kết cấu của áptômát phòng nổ
- Các bộ phận của mạch điện phải được đặt trong ngăn có nắp mở nhanh và được kiểm tra, điều chỉnh trong quá trình vận hành.
- Nắp mở nhanh phải có bộ phận khóa liên động.
- Phải có sơ đồ nguyên lý, sơ đồ đấu nối mạch điện.
Đối với các khoang của áptômát phòng nổ yêu cầu:
- Có chứa các phần tử thường phát tia lửa điện trong vận hành phải được đặt trong vỏ không xuyên nổ dạng “d” phù hợp với TCVN 10888- 1:2015 (IEC 60079-1:2011);
- Không chứa các phần tử thường phát ra tia lửa điện phải được bảo vệ nổ loại tăng cường an toàn dạng “e” phù hợp với TCVN 7079- 7:2002 hoặc IEC 60079-7:2015.
-. Các mạch điện để điều khiển từ xa và mạch phụ của áptômát phòng nổ phải là mạch an toàn tia lửa dạng “i” với mức độ an toàn ia hoặc ib theo TCVN 7079-11:2002 hoặc IEC 60079-11:2011.
- Áptômát phòng nổ có điều khiển từ xa phải có chế độ điều khiển tại chỗ, đảm bảo đóng từ một bảng điều khiển và cắt từ tất cả các bảng điều khiển khác.
- Các khối điều khiển và bảo vệ phải có chế độ loại trừ việc lắp đặt sai.
- Cấp bảo vệ của vỏ ngoài khối có các phần tử tích hợp của thiết bị điều khiển từ xa, khóa liên động điện, bảo vệ phải được chế tạo với mức độ bảo vệ không thấp hơn IP40 được quy định tại TCVN 4255: 2008 (IEC 60529: 2001).