03 trường hợp nào công ty được xem là sử dụng nhiều lao động nữ?
03 trường hợp công ty được xem là sử dụng nhiều lao động nữ là gì?
Căn cứ theo Điều 74 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ
Người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ là người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Sử dụng từ 10 lao động nữ đến dưới 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 50% trở lên so với tổng số lao động.
2. Sử dụng từ 100 lao động nữ đến dưới 1.000 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 30% trở lên so với tổng số lao động.
3. Sử dụng từ 1.000 lao động nữ trở lên.
Theo đó, 03 trường hợp công ty được xem là sử dụng nhiều lao động nữ là:
- Sử dụng từ 10 lao động nữ đến dưới 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 50% trở lên so với tổng số lao động.
- Sử dụng từ 100 lao động nữ đến dưới 1.000 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 30% trở lên so với tổng số lao động.
- Sử dụng từ 1.000 lao động nữ trở lên.
03 trường hợp nào công ty được xem là sử dụng nhiều lao động nữ?
Có được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang nuôi con nhỏ hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
....
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.
Theo đó, công ty không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, nếu con của người lao động dưới 12 tháng tuổi, lúc này công ty không được xử lý kỷ luật lao động, nếu con nhỏ trên 12 tháng tuổi thì công ty được quyền xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.
Pháp luật quy định như thế nào về quyền bình đẳng giới trong doanh nghiệp?
Căn cứ theo Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền làm việc bình đẳng của người lao động, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới
1. Quyền bình đẳng của người lao động:
a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ốm đau, thai sản, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần;
b) Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới về các lĩnh vực quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong quan hệ lao động.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của phụ nữ. Việc tham khảo ý kiến của đại diện lao động nữ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định này.
3. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động:
a) Ưu tiên tuyển dụng, sử dụng phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ; ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới đối với lao động nữ trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn;
b) Thực hiện các chế độ, chính sách đối với lao động nữ tốt hơn so với quy định của pháp luật.
Có thể thấy, quy định về quyền bình đẳng giới trong doanh nghiệp là một phần quan trọng của pháp luật lao động vì nó đảm bảo sự công bằng và chính đáng cho tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp, bất kể giới tính của họ. Nhằm tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, phù hợp tạo tiền đề cho sự phát triển cho cả người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.