Năm 2023, địa phương nào được tổ chức bắn pháo hoa vào dịp lễ 30/4? Thời gian bắn pháo hoa là lúc nào?

Năm 2023, địa phương nào được tổ chức bắn pháo hoa vào dịp lễ 30/4? Thời gian bắn pháo hoa là lúc nào? Câu hỏi của anh Như Trung đến từ tỉnh Bình Dương

Năm 2023, địa phương nào được tổ chức bắn pháo hoa vào dịp lễ 30/4? Thời gian bắn pháo hoa là lúc nào?

Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ như sau:

Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
...
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
...

Như vậy, theo quy định trên, Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương được tổ chức bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp vào dịp lễ 30/4.

Các tỉnh, thành khác muốn tổ chức bắn pháp hoa vào dịp này phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định, phê duyệt.

Thời gian bắn pháo hoa là vào lúc 21 giờ ngày 30 tháng 4 và thời lượng bắn không quá 15 phút.

phao-hoa

Năm 2023, địa phương nào được tổ chức bắn pháo hoa vào dịp lễ 30/4? Thời gian bắn pháo hoa là lúc nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép các địa phương được tổ chức bắn pháo hoa?

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như về thẩm quyền cho phép bắn pháo hoa như sau:

Thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ
1. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định này do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện theo quy định.
2. Trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này và các trường hợp thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa nổ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
...

Tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ như sau:

Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Như vậy, theo quy định trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền quyết định tổ chức bắn pháo hoa tại các địa phương theo quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP trên cơ sở phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Tuy nhiên, những trường hợp tổ chức bắn pháo hoa trong các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế thì do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Kinh phí bắn pháo hoa có được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước không?

Tại Tiểu mục 1 Mục 2 Thông tư 90/2007/TT-BTC có quy định:

QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Đối với nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước đảm bảo:
Nguồn kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức bắn pháo hoa quy định tại mục 1 phần I Thông tư này do ngân sách địa phương đảm bảo. Việc lập dự toán, cấp phát, thanh toán và quyết toán nguồn kinh phí ngân sách địa phương đảm bảo cho việc tổ chức bắn pháo hoa thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
...

Tại Tiểu mục 1 Mục 1 Thông tư 90/2007/TT-BTC có quy định:

QUY ĐỊNH CHUNG
1. Các ngày lễ, ngày Tết được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí tổ chức bắn pháo hoa bao gồm:
a) Các ngày lễ, ngày Tết tổ chức bắn pháo hoa hàng năm, gồm: Tết Nguyên đán, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng Ba âm lịch).
b) Các ngày lễ tổ chức bắn pháo hoa 5 năm 1 lần vào năm tròn 5, chẵn 10, gồm: Ngày Quốc khánh (ngày 02 tháng 9), ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (ngày 07 tháng 5), ngày Chiến thắng - Giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (ngày 30 tháng 4).
c) Các ngày lễ tổ chức bắn pháo hoa 10 năm 1 lần vào năm chẵn 10, gồm: Ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Quảng Trị trở vào.
...

Theo đó, kinh phí bắn pháo hoa trong một số trường hợp vẫn được sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện.

Nguồn kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức bắn pháo hoa sẽ do ngân sách địa phương đảm bảo.

Trân trọng!

Lê Gia Điền

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào