Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có các hình thức dạy học nào?
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có các hình thức dạy học nào?
- Các hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên?
- Nguồn tài chính của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên từ các nguồn nào?
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có các hình thức dạy học nào?
Tại Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có quy định về hoạt động dạy học của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên như sau:
Hoạt động dạy học
1. Học viên học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng, các lớp phó và các học viên. Lớp trưởng và lớp phó do học viên trong lớp bầu chọn vào đầu mỗi năm học hoặc sau mỗi học kỳ. Học viên được chủ động thảo luận, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ và của lớp học với sự hỗ trợ của giáo viên. Sĩ số học viên mỗi lớp học ở các cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông không quá 45 học viên.
2. Hình thức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên tại Trung tâm bao gồm: vừa học vừa làm; học trực tuyến; tự học có hướng dẫn và các hình thức học khác theo nhu cầu của người học. Hình thức vừa học vừa làm, học trực tuyến, tự học có hướng dẫn được thực hiện theo quy định riêng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có các hình thức dạy học thường xuyên như:
- Vừa học vừa làm; học trực tuyến;
- Tự học có hướng dẫn và các hình thức học khác theo nhu cầu của người học.
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có các hình thức dạy học nào? (Hình từ Internet)
Các hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên?
Theo Điều 16 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT các hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên bao gồm:
- Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương lập kế hoạch xây dựng và phát triển, phấn đấu trong từng giai đoạn để Trung tâm đạt kiểm định chất lượng giáo dục.
- Tổ chức tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài; đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận Trung tâm đạt kiểm định chất lượng giáo dục khi xét thấy bảo đảm các tiêu chuẩn đánh giá Trung tâm theo quy định.
- Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng trong báo cáo tự đánh giá, các khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài và chỉ đạo của cơ quan quản lý. Hằng năm, báo cáo kết quả Thực hiện nâng cao chất lượng với cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến các hoạt động của Trung tâm, các điều kiện cần thiết để phục vụ công tác đánh giá ngoài; phản hồi ý kiến về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài đúng thời hạn.
- Duy trì, phát huy kết quả kiểm định chất lượng giáo dục để không ngừng nâng cao chất lượng.
Nguồn tài chính của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên từ các nguồn nào?
Tại Điều 27 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có quy định về Tài chính và nguồn tài chính của trung tâm của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên như sau:
Tài chính và nguồn tài chính của Trung tâm
1. Thực hiện thu chi tài chính theo quy định của Luật Ngân sách và các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước.
2. Nguồn tài chính của Trung tâm
a) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp;
b) Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Trung tâm, bao gồm: học phí; nguồn thu tự hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động sự nghiệp khác;
c) Các nguồn viện trợ, tài trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
d) Các nguồn thu hợp pháp khác.
Như vậy, nguồn tài chính của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên bao gồm:
- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp;
- Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Trung tâm, bao gồm: học phí; nguồn thu tự hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động sự nghiệp khác;
- Các nguồn viện trợ, tài trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Các nguồn thu hợp pháp khác.
Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ này 22/02/2023.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn