Trách nhiệm của Tổng cục Thuế trong cưỡng chế tiền thuế nợ là gì?
Trách nhiệm của Tổng cục Thuế trong cưỡng chế tiền thuế nợ là gì?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục I Phần C Quy trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 quy định về trách nhiệm của Tổng cục Thuế trong cưỡng chế tiền thuế nợ như sau:
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế các cấp, đảm bảo thực hiện đúng các quy định và hướng dẫn tại quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp CCNT trên từng địa bàn và trên toàn quốc.
- Bổ sung, sửa đổi quy trình đảm bảo cập nhật chính sách và phù hợp với thực tiễn.
- Thiết kế phần mềm ứng dụng nhằm triển khai thực hiện công tác CCNT trên toàn quốc khoa học, thuận lợi và hiệu quả.
Tổng cục Thuế trong cưỡng chế tiền thuế nợ có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế các cấp, đảm bảo thực hiện đúng các quy định và hướng dẫn tại quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ; tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp CCNT trên từng địa bàn và trên toàn quốc. Bổ sung, sửa đổi quy trình đảm bảo cập nhật chính sách và phù hợp với thực tiễn.Thiết kế phần mềm ứng dụng nhằm triển khai thực hiện công tác CCNT trên toàn quốc khoa học, thuận lợi và hiệu quả.
Cưỡng chế tiền thuế nợ (Hình từ Internet)
Cục Thuế có trách nhiệm gì trong cưỡng chế tiền thuế nợ?
Theo tiểu mục 2 Mục I Phần C Quy trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 quy định về Cục Thuế có trách nhiệm trong cưỡng chế tiền thuế nợ như sau:
- Chỉ đạo tổ chức, phân công công chức thực hiện CCNT theo đúng chức năng, nhiệm vụ.
- Chỉ đạo các bộ phận chức năng liên quan trong cơ quan thuế phối hợp thực hiện công việc CCNT theo đúng quy định tại quy trình này.
- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục Thuế thực hiện đúng các quy định và hướng dẫn tại quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ.
- Thực hiện báo cáo tình hình CCNT định kỳ theo quy định.
- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp CCNT trên địa bàn, theo đó:
+ Đề xuất các biện pháp phối hợp với các cơ quan thực hiện CCNT có hiệu quả;
+ Hướng dẫn chi tiết, hoặc ban hành mẫu biểu thực hiện để kịp thời xử lý những tình huống cụ thể trong quá trình CCNT;
+ Kịp thời tổng hợp, phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cưỡng chế; đề xuất những nội dung bổ sung, sửa đổi quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ về Tổng cục Thuế.
- Kiến nghị với Tổng cục Thuế và tham gia xây dựng, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác cưỡng chế nợ thuế tại cơ quan thuế khoa học, thuận lợi và hiệu quả.
Cục Thuế có trách nhiệm tổ chức, phân công công chức thực hiện CCNT theo đúng chức năng, nhiệm vụ, phối hợp thực hiện công việc CCNT theo đúng quy định. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục Thuế thực hiện đúng các quy định và hướng dẫn tại quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ. Thực hiện báo cáo tình hình CCNT định kỳ theo quy định. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp CCNT trên địa bàn. Kiến nghị với Tổng cục Thuế và tham gia xây dựng, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin.
Chi cục Thuế có trách nhiệm trong cưỡng chế tiền thuế nợ như thế nào?
Tại tiểu mục 3 Mục I Phần C Quy trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 quy định về Chi cục Thuế có trách nhiệm trong cưỡng chế tiền thuế nợ như sau:
- Tổ chức, phân công công chức thực hiện CCNT theo đúng chức năng, nhiệm vụ.
- Chỉ đạo các bộ phận chức năng liên quan trong cơ quan thuế phối hợp thực hiện các biện pháp CCNT theo đúng quy định tại quy trình này.
- Thực hiện báo cáo tình hình CCNT định kỳ theo quy định.
- Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cưỡng chế; đề xuất những nội dung bổ sung, sửa đổi quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ về Cục Thuế.
- Kiến nghị với Cục Thuế để báo cáo với Tổng cục Thuế và tham gia xây dựng, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác cưỡng chế nợ thuế tại cơ quan thuế khoa học, thuận lợi và hiệu quả.
Chi cục Thuế có trách nhiệm tổ chức, phân công công chức thực hiện CCNT theo đúng chức năng, nhiệm vụ. Chỉ đạo các bộ phận chức năng liên quan trong cơ quan thuế phối hợp thực hiện các biện pháp CCNT theo đúng quy định tại quy trình này. Thực hiện báo cáo tình hình CCNT định kỳ. Phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cưỡng chế; đề xuất những nội dung bổ sung, sửa đổi quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ. Kiến nghị với Cục Thuế để báo cáo với Tổng cục Thuế và tham gia xây dựng, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác cưỡng chế nợ thuế.
Báo cáo, lưu trữ hồ sơ về cưỡng chế tiền thuế nợ được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tiểu mục 4 Mục I Phần C Quy trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 quy định về báo cáo, lưu trữ hồ sơ về cưỡng chế tiền thuế nợ như sau:
1. Báo cáo kết quả CCNT
a) Lập và gửi báo cáo
Định kỳ hàng tháng, Cục Thuế/Chi cục Thuế lập và gửi về Tổng cục Thuế/Cục Thuế Báo cáo thống kê tình hình ban hành Quyết định cưỡng chế nợ thuế (mẫu số 01/BCCC ban hành kèm theo quy trình này).
b) Thời hạn gửi báo cáo hàng tháng
- Chi cục Thuế gửi báo cáo về Cục Thuế trước ngày 10 tháng sau.
- Cục Thuế gửi báo cáo về Tổng cục Thuế trước ngày 15 tháng sau.
Trường hợp thời hạn gửi báo cáo trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì ngày gửi báo cáo là ngày làm việc tiếp theo.
c) Hình thức gửi báo cáo
- Đối với báo cáo hằng tháng: Gửi qua thư điện tử (Email) ngành thuế.
- Riêng đối với báo cáo tháng 12 hàng năm: Cục Thuế/Chi cục Thuế gửi cho Tổng cục Thuế/Cục Thuế bằng hình thức: thư điện tử (Email) và bằng văn bản (có ký tên, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan thuế).
2. Lưu hồ sơ
2.1. Báo cáo
- Báo cáo bằng văn bản: lưu trữ tại bộ phận CCNT.
- Báo cáo gửi bằng hình thức điện tử: lưu trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế tại cơ quan thuế các cấp quản lý NNT.
2.2. Hồ sơ
- Hồ sơ CCNT được lập riêng cho từng người nợ thuế và theo từng quyết định CCNT.
- Hồ sơ lưu trữ tại bộ phận CCNT và thực hiện theo quy định về văn thư lưu trữ của nhà nước./.
Việc báo cáo, lưu trữ hồ sơ về cưỡng chế tiền thuế nợ được tiến hành theo quy định trên gồm lập và gửi báo cáo định kỳ hàng tháng, Cục Thuế/Chi cục Thuế lập và gửi về Tổng cục Thuế/Cục Thuế Báo cáo thống kê tình hình ban hành Quyết định cưỡng chế nợ thuế đến Chi cục Thuế gửi báo cáo về Cục Thuế trước ngày 10 tháng sau hoặc Cục Thuế gửi báo cáo về Tổng cục Thuế trước ngày 15 tháng sau. Trường hợp thời hạn gửi báo cáo trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì ngày gửi báo cáo là ngày làm việc tiếp theo. Hình thức gửi báo cáo với báo cáo hằng tháng qua thư điện tử ngành thuế. Riêng đối với báo cáo tháng 12 hàng năm Cục Thuế/Chi cục Thuế gửi cho Tổng cục Thuế/Cục Thuế bằng hình thức thư điện tử và bằng văn bản (có ký tên, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan thuế).
Lưu hồ sơ báo cáo bằng văn bản lưu trữ tại bộ phận CCNT hoặc gửi bằng hình thức điện tử lưu trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế tại cơ quan thuế các cấp quản lý NNT.
Hồ sơ gồm: Hồ sơ CCNT được lập riêng cho từng người nợ thuế và theo từng quyết định CCNT. Hồ sơ lưu trữ tại bộ phận CCNT và thực hiện theo quy định về văn thư lưu trữ của nhà nước.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo