Quy định lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu một giai đoạn một túi hồ sơ về mua sắm theo Hiệp định CPTPP như thế nào?
- Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu một giai đoạn một túi một hồ sơ về mua sắm theo Hiệp định CPTPP?
- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu hàng hóa một túi một hồ sơ về mua sắm theo Hiệp định CPTPP gồm những gì?
- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ xây dựng một túi một hồ sơ về mua sắm theo Hiệp định CPTPP gồm những gì?
Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu một giai đoạn một túi một hồ sơ về mua sắm theo Hiệp định CPTPP?
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 37 Nghị định 95/2020/NĐ-CP quy định như sau:
1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
a) Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án, quyết định phê duyệt dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên và các tài liệu liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;
b) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;
c) Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt đối với gói thầu dịch vụ xây dựng; yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật đối với hàng hóa (nếu có);
d) Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;
đ) Các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu và các quy định khác liên quan.
2. Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá). Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng; không đưa ra yêu cầu nhà thầu đã từng ký kết thực hiện một hoặc nhiều hợp đồng với cơ quan mua sắm của một quốc gia, vùng lãnh thổ cụ thể hoặc nhà thầu phải có kinh nghiệm cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trong lãnh thổ của quốc gia, vùng lãnh thổ đó như là tiêu chí để loại bỏ nhà thầu.
Lập hồ sơ mời thầu căn cứ vào Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án, quyết định phê duyệt dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên và các tài liệu liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư; Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt; Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt đối với gói thầu dịch vụ xây dựng; yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật đối với hàng hóa (nếu có); Các quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi; Chính sách của Nhà nước về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu và các quy định khác liên quan.
Quy định lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu một giai đoạn một túi hồ sơ về mua sắm theo Hiệp định CPTPP như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu hàng hóa một túi một hồ sơ về mua sắm theo Hiệp định CPTPP gồm những gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 37 Nghị định 95/2020/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa bao gồm:
a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:
- Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;
- Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;
- Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, doanh thu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc thực hiện nghĩa vụ thuế của năm tài chính là năm mà nhà thầu phải nộp báo cáo tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu.
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
b) Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết khi sử dụng phương pháp chấm điểm. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các yếu tố về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm:
- Đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo và công nghệ;
- Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa;
- Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;
- Khả năng thích ứng về mặt địa lý, môi trường;
- Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;
- Các yếu tố về điều kiện thương mại, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ;
- Tiến độ cung cấp hàng hóa;
- Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó;
- Các yếu tố cần thiết khác.
c) Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất):
- Xác định giá dự thầu;
- Sửa lỗi;
- Hiệu chỉnh sai lệch;
- Trừ giá trị giảm giá (nếu có);
- Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung (nếu có);
- Xác định giá trị ưu đãi (nếu có);
- So sánh giữa các hồ sơ dự thầu để xác định giá thấp nhất.
d) Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá):
Công thức xác định giá đánh giá:
Gđg = G ± Δg + Δưđ
Trong đó:
- G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có);
- Δg: Là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa bao gồm:
+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng;
+ Chi phí lãi vay (nếu có);
+ Tiến độ;
+ Chất lượng (hiệu suất, công suất);
+ Xuất xứ;
+ Các yếu tố khác (nếu có).
- Δưđ: là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 của Nghị định này.
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu hàng hóa một túi một hồ sơ về mua sắm theo Hiệp định CPTPP gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá):
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ xây dựng một túi một hồ sơ về mua sắm theo Hiệp định CPTPP gồm những gì?
Theo khoản 4 Điều 37 Nghị định 95/2020/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ xây dựng bao gồm:
a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:
- Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự về quy mô, tính chất kỹ thuật, điều kiện địa lý, địa chất, hiện trường (nếu có); kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;
- Năng lực kỹ thuật: số lượng, trình độ cán bộ chuyên môn chủ chốt và số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu;
- Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngăn hạn, doanh thu trong hoạt động xây dựng, việc thực hiện nghĩa vụ thuế của năm tài chính là năm mà nhà thầu phải nộp báo cáo tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu.
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
b) Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết khi sử dụng phương pháp chấm điểm. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các nội dung về khả năng đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ thiết kế, khối lượng mời thầu, uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm:
- Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công.
Trừ những trường hợp do tính chất của gói thầu mà hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu phải thực hiện theo đúng biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu, trong hồ sơ mời thầu cần quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công khác với biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu;
- Tiến độ thi công;
- Các biện pháp bảo đảm chất lượng;
- Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động;
- Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;
- Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó;
- Các yếu tố cần thiết khác.
c) Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
d) Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá)
Công thức xác định giá đánh giá:
Gđg = G ± Δg + Δưđ
Trong đó:
- G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có);
- Δg: Là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của công trình bao gồm:
+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng;
+ Chi phí lãi vay (nếu có);
+ Tiến độ;
+ Chất lượng;
+ Các yếu tố khác (nếu có).
- Δưđ: là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 của Nghị định này.
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ xây dựng một túi một hồ sơ về mua sắm theo Hiệp định CPTPP gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; Tiêu chuẩn xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài