Mua sắm theo Hiệp định CPTPP trong thời kỳ chuyển đổi theo biện pháp nào?
Biện pháp mua sắm theo Hiệp định CPTPP trong thời kỳ chuyển đổi?
Tại Điều 15 Nghị định 95/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 09/2022/NĐ-CP quy định biện pháp trong thời kỳ chuyển đổi, cụ thể như sau:
Biện pháp trong thời kỳ chuyển đổi
1. Kể từ ngày 14 tháng 01 năm 2019 đến ngày 13 tháng 01 năm 2026, cơ quan mua sắm quy định thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 25 ngày, kể từ ngày đăng tải thông báo mời thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (đối với đấu thầu rộng rãi không lựa chọn danh sách ngắn) hoặc kể từ ngày gửi thư mời thầu đến các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn (đối với đấu thầu rộng rãi có lựa chọn danh sách ngắn) đến ngày có thời điểm đóng thầu.
1a. Đối với gói thầu nêu tại Phụ lục I và Phụ lục III kèm theo Nghị định này, thời kỳ chuyển đổi như sau:
a) Kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 đến ngày 13 tháng 01 năm 2029, cơ quan mua sắm áp dụng các biện pháp ưu đãi trong nước theo quy định tại khoản 6 Điều này. Người có thẩm quyền có trách nhiệm xác định tổng giá trị ưu đãi trong nước trong một năm, không vượt quá 40% tổng giá hợp đồng các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này trong phạm vi quản lý của mình;
b) Kể từ ngày 14 tháng 01 năm 2029 đến ngày 31 tháng 7 năm 2038, cơ quan mua sắm áp dụng các biện pháp ưu đãi trong nước theo quy định tại khoản 6 Điều này. Người có thẩm quyền có trách nhiệm xác định tổng giá trị ưu đãi trong nước trong một năm, không vượt quá 30% tổng giá hợp đồng các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này trong phạm vi quản lý của mình;
c) Kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2038 trở đi, cơ quan mua sắm không được áp dụng các biện pháp ưu đãi trong nước đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này trong phạm vi quản lý của mình.
1b. Đối với gói thầu nêu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này, thời kỳ chuyển đổi thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 6 và 7 Điều này.
2. Kể từ ngày 14 tháng 01 năm 2019 đến ngày 13 tháng 01 năm 2029, cơ quan mua sắm áp dụng các biện pháp ưu đãi trong nước theo quy định tại khoản 6 Điều này. Người có thẩm quyền có trách nhiệm xác định tổng giá trị ưu đãi trong nước trong một năm, không vượt quá 40% tổng giá hợp đồng các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này do mình quản lý.
3. Kể từ ngày 14 tháng 01 năm 2029 đến ngày 13 tháng 01 năm 2044, cơ quan mua sắm áp dụng các biện pháp ưu đãi trong nước theo quy định tại khoản 6 Điều này. Người có thẩm quyền có trách nhiệm xác định tổng giá trị ưu đãi trong nước trong một năm, không vượt quá 30% tổng giá hợp đồng các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này do mình quản lý.
4. Kể từ ngày 14 tháng 01 năm 2044 trở đi, cơ quan mua sắm không được áp dụng các biện pháp ưu đãi trong nước đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
5. Cơ quan mua sắm chịu trách nhiệm xác định gói thầu được áp dụng các biện pháp ưu đãi trong nước trong phạm vi quản lý của mình, bảo đảm tuân thủ quy định tại các khoản 1a, 1b, 2 và 3 Điều này.
6. Đối với gói thầu áp dụng biện pháp ưu đãi trong nước, cơ quan mua sắm có thể sử dụng một hoặc các biện pháp ưu đãi sau đây:
a) Yêu cầu nhà thầu phải chào thầu và cung cấp hàng hóa xuất xứ trong nước đối với những hàng hóa mà trong nước đã sản xuất được và đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá;
b) Yêu cầu nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu hoặc chỉ đủ năng lực để tham gia với tỷ lệ cộng việc dưới 3%. Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ, yêu cầu nhà thầu nước ngoài phải nộp bản cam kết kèm theo hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất với nội dung khi trúng thầu sẽ phải sử dụng nhà thầu phụ trong nước thực hiện phần công việc đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
c) Yêu cầu nhà thầu nước ngoài chuyển giao công nghệ, hỗ trợ nghiên cứu phát triển và các biện pháp ưu đãi khác khi trúng thầu tại Việt Nam;
d) Áp dụng ưu đãi theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
7. Trường hợp các quy định khác của Nghị định không thống nhất với quy định tại Điều này thì áp dụng Điều này.
Kể từ ngày 14 tháng 01 năm 2019 đến ngày 13 tháng 01 năm 2026, cơ quan mua sắm quy định thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 25 ngày, kể từ ngày đăng tải thông báo mời thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (đối với đấu thầu rộng rãi không lựa chọn danh sách ngắn) hoặc kể từ ngày gửi thư mời thầu đến các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn (đối với đấu thầu rộng rãi có lựa chọn danh sách ngắn) đến ngày có thời điểm đóng thầu.
Mua sắm theo Hiệp định CPTPP trong thời kỳ chuyển đổi theo biện pháp nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng được hưởng ưu đãi với hàng hóa, nhà thầu trong nước về mua sắm theo Hiệp định CPTPP?
Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 95/2020/NĐ-CP quy định đối tượng được hưởng ưu đãi, theo đó:
a) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu nội khối, đấu thầu quốc tế đối với gói thầu áp dụng biện pháp ưu đãi trong nước theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này để cung cấp hàng hóa mà hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên;
b) Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ xây dựng, hỗn hợp, đối tượng được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu nội khối, đấu thầu quốc tế được áp dụng biện pháp ưu đãi trong nước theo quy định tại Điều 15 của; Nghị định này bao gồm: nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh với nhà thầu trong nước khác; nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
Đối tượng được hưởng ưu đãi, gồm:
- Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu nội khối, đấu thầu quốc tế đối với gói thầu áp dụng biện pháp ưu đãi trong nước để cung cấp hàng hóa mà hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên;
- Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ xây dựng, hỗn hợp, đối tượng được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu nội khối, đấu thầu quốc tế được áp dụng biện pháp ưu đãi trong nước.
Nguyên tắc ưu đãi với hàng hóa, nhà thầu trong nước về mua sắm theo Hiệp định CPTPP?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 95/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc ưu đãi, cụ thể như sau:
a) Trường hợp nhà thầu thuộc đối tượng được áp dụng nhiều hơn một loại ưu đãi thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
b) Đối với gói thầu hỗn hợp, việc tính ưu đãi căn cứ tất cả đề xuất của nhà thầu trong các phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, dịch vụ xây dựng. Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất tổng chi phí trong nước (chi phí tư vấn, hàng hóa, dịch vụ xây dựng) từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu;
c) Trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn (tính trên giá trị tiền lương, tiền công chi trả).
Nguyên tắc ưu đãi với hàng hóa, nhà thầu trong nước về mua sắm theo Hiệp định CPTPP:
- Nhà thầu thuộc đối tượng được áp dụng nhiều hơn một loại ưu đãi khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Với gói thầu hỗn hợp, việc tính ưu đãi căn cứ tất cả đề xuất của nhà thầu trong các phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, dịch vụ xây dựng.
- Sau khi tính ưu đãi, nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn (tính trên giá trị tiền lương, tiền công chi trả).
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài