Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành được quản lý, sử dụng như thế nào?
Quản lý, sử dụng chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn đầu tư công?
Tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 46 Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định như sau:
2. Quản lý, sử dụng chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán:
a) Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và hồ sơ trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư gửi tới, có trách nhiệm xác định cụ thể chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, trên cơ sở đó gửi văn bản đề nghị chủ đầu tư thanh toán chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán.
Đối với dự án được bố trí kế hoạch năm cuối nhưng chủ đầu tư đang trong thời gian lập hồ sơ quyết toán theo quy định tại Điều 47 Nghị định này, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán căn cứ chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán được duyệt hoặc điều chỉnh của dự án hoặc dự toán (nếu có) để đề nghị chủ đầu tư thanh toán chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán. Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và hồ sơ trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư gửi tới, có trách nhiệm xác định cụ thể chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, trường hợp số tiền chủ đầu tư đã thanh toán vượt so với chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán được hưởng theo quy định, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán chuyển trả chủ đầu tư số tiền đã thanh toán vượt để giảm trừ giá trị quyết toán của dự án.
Chủ đầu tư đề nghị cơ quan kiểm soát, thanh toán (Kho bạc Nhà nước) thanh toán cho cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán theo văn bản đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán và chi phí thẩm tra phê duyệt, quyết toán được xác định tại khoản 1 Điều này.
b) Nội dung chi cho công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán gồm:
- Chi trực tiếp cho công tác thẩm tra quyết toán, phê duyệt quyết toán.
- Chi trả cho các chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn thực hiện thẩm tra quyết toán trong trường hợp cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán ký kết hợp đồng theo thời gian với các chuyên gia hoặc thuê tổ chức tư vấn.
- Chi công tác phí, văn phòng phẩm, dịch thuật, in ấn, hội nghị, hội thảo, mua sắm máy tính hoặc trang thiết bị phục vụ công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán.
- Các khoản chi khác có liên quan đến công tác thẩm tra quyết toán, phê duyệt báo cáo quyết toán.
c) Căn cứ chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và nội dung chi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán xây dựng quy chế chi tiêu cho công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán, trình thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định phê duyệt để làm cơ sở thực hiện hàng năm cho đến khi quy chế được điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
d) Nguồn thu từ chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán không phải thực hiện trích nguồn cải cách tiền lương; không hạch toán chung và không quyết toán chung với nguồn kinh phí quản lý hành chính hàng năm của cơ quan chủ trì thẩm tra, phê duyệt quyết toán. Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán nếu chưa sử dụng hết trong năm, được phép chuyển sang năm sau để thực hiện.
Trên cơ sở nguồn thu và nội dung chi quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán lập chứng từ chuyển tiền (Mẫu số 05/TT) để đề nghị thanh toán chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán theo các nội dung chi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này (trường hợp nhiều nội dung chi, đơn vị kê khai trên bảng kê ghi rõ nội dung chi; bảng kê có chữ ký đóng dấu của cơ quan chủ trì thẩm tra phê duyệt quyết toán) gửi cơ quan kiểm soát, thanh toán (Kho bạc Nhà nước) để thanh toán. Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán không phải gửi chứng từ chi, hợp đồng, hóa đơn mua sắm đến cơ quan kiểm soát, thanh toán (Kho bạc Nhà nước). Căn cứ đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán, cơ quan kiểm soát, thanh toán (Kho bạc Nhà nước) thực hiện thanh toán chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán cho cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán.
3. Trường hợp chủ đầu tư đã cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo hợp đồng kiểm toán nhưng nhà thầu kiểm toán độc lập vẫn không thực hiện một số nội dung công việc, chủ đầu tư căn cứ điều kiện hợp đồng và khối lượng công việc nhà thầu kiểm toán không thực hiện để điều chỉnh giảm chi phí kiểm toán độc lập theo tỷ lệ tương ứng với khối lượng công việc nhà thầu kiểm toán không thực hiện.
4. Trường hợp bất khả kháng và thay đổi phạm vi công việc của hợp đồng đã ký, chủ đầu tư và nhà thầu kiểm toán độc lập căn cứ các quy định của pháp luật về hợp đồng để điều chỉnh bổ sung hoặc loại trừ những nội dung công việc của hợp đồng đã ký.
Quản lý, sử dụng chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn đầu tư công được thực hiện theo quy định trên.
Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành được quản lý, sử dụng như thế nào? (Hình từ Internet)
Báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành trong năm?
Theo Điều 48 Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định như sau:
1. Số liệu báo cáo năm được tổng hợp từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
2. Trước ngày 20 tháng 01 hàng năm, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán là cấp dưới của các bộ, cơ quan trung ương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước; Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành năm báo cáo đến cơ quan được các bộ, cơ quan trung ương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao chủ trì tổng hợp báo cáo. Chậm nhất đến ngày 30 tháng 01 hàng năm, các bộ, cơ quan trung ương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành trong năm do đơn vị mình quản lý đến Bộ Tài chính để tổng hợp công khai tình hình quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành trong năm của cả nước.
3. Phương thức gửi, nhận báo cáo: bằng bản giấy hoặc bản điện tử theo quy định hiện hành.
Trên đây là quy định cụ thể về báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành trong năm.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài