Giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động có thể dùng bản sao phiếu khám bệnh trong hồ sơ khám giám định lần đầu hay không?
- Trong hồ sơ khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động có thể sử dụng bản sao phiếu khám bệnh đúng không?
- Hình thức và nội dung của giấy đề nghị khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động theo quy định mới của Bộ y tế?
- Khám giám định lần đầu để hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động gồm những nội dung nào?
Trong hồ sơ khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động có thể sử dụng bản sao phiếu khám bệnh đúng không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT quy định về hồ sơ khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động như sau:
Hồ sơ khám giám định lần đầu
...
3. Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động:
a) Giấy giới thiệu đề nghị giám định của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng trong đó người lao động tự khai rõ trong giấy đề nghị các thương tật, bệnh tật đề nghị khám giám định;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
- Tóm tắt hồ sơ bệnh án;
- Giấy xác nhận khuyết tật;
- Giấy ra viện;
- Sổ khám bệnh;
- Phiếu khám bệnh;
- Phiếu kết quả cận lâm sàng;
- Đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
- Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định;
Theo đó, với quy định được sửa đổi, ngoài giấy tờ cần có trong hồ sơ như giấy giới thiệu đề nghị giám định hoặc giấy đề nghị khám giám định thì trong hồ sơ khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động cần có thêm bản sao hợp lệ hoặc bản chính một trong các loại giấy tờ như Tóm tắt hồ sơ bệnh án; Giấy xác nhận khuyết tật; Giấy ra viện; Sổ khám bệnh; Phiếu khám bệnh; Phiếu kết quả cận lâm sàng; Đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Hồ sơ bệnh nghề nghiệp; Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định.
Vậy, trong thời gian tới, bản sao hợp lệ của phiếu khám bệnh có thể được sử dụng trong hồ sơ khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động.
Giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động có thể dùng bản sao phiếu khám bệnh trong hồ sơ khám giám định lần đầu hay không?(Hình từ Internet)
Hình thức và nội dung của giấy đề nghị khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động theo quy định mới của Bộ y tế?
Giấy đề nghị khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT như sau:
Xem chi tiết về Giấy đề nghị khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động tại khoản 17 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT.
Vậy, giấy đề nghị khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT.
Khám giám định lần đầu để hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động gồm những nội dung nào?
Khoản 4 Điều 13 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT quy định về các nội dung khi giám định lần đầu để hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động như sau:
Trình tự, nội dung khám giám định
...
4. Nội dung khám giám định để hưởng chế độ hưu trí, chế độ tuất và nghỉ do không đủ sức khỏe để nuôi con sau khi sinh hoặc nghỉ dưỡng thai, nhận con nhờ mang thai hộ, khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ theo các giấy tờ quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 5 và khoản 2 Điều 12 Thông tư này phù hợp với từng trường hợp.
Trường hợp đã có Biên bản giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc thương binh hoặc bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan với chất độc hóa học thì không thực hiện khám giám định lại các thương, bệnh, tật đã được ghi nhận trong Biên bản đó. Hội đồng giám định y khoa tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể đã được xác định tại các Biên bản giám định y khoa trước đó với tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương, bệnh, tật được đề nghị khám giám định mà không trùng với các tổn thương đã được ghi nhận và xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể.
Trường hợp đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS căn cứ vào bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án để xem xét, giải quyết chế độ.
Trường hợp mắc những bệnh khác được hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì Biên bản giám định y khoa phải kết luận rõ các nội dung mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
Việc khám giám định để hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động được thực hiện dựa trên các giấy tờ trong hồ sơ khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động và tình trạng của người được giám định.
*Lưu ý: Thông tư 18/2022/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2023
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn