Thành lập Doanh nghiệp Xã hội

Hiện nay tôi là Giám đốc 1 tổ chức Phi chính phủ tại Nghệ An (Local NGO), Trung tâm tôi có định hướng thành lập một chi nhánh (bộ phận), tạm gọi là Doanh nghiệp xã hội, trực thuộc Trung tâm. Hoạt động của bộ phận này hướng vào ngành Xây dựng dân dụng (Thi công công trình), với mong muốn tạo việc làm cho một số nhóm đối tượng đích như: Người di cư, người sử dụng ma túy, Người có H, Người thất nghiệp... và tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động xã hội của Trung tâm bên cạnh các chương trình, dự án phát triển cộng đồng. Nguồn thu từ hoạt động của chi nhánh cũng là nguồn thu của Trung tâm. Xin Luật sư tư vấn các điều kiện để thành lập bộ phận Doanh nghiệp xã hội này? Ví dụ như vốn điều lệ, các yêu cầu về thủ tục pháp lý, Thuế hải nộp, cơ quan liên hệ...

Chúng ta có thể hiểu điều kiện thành lập doanh nhiệp  là những yêu cầu mà pháp luật quy định phải đáp ứng để có thể thành lập và đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệpdưới hình thức nào đó.

Ở Việt Nam, mỗi loại hình doanh nghiệp được pháp luật quy định những điều kiệnthành lập riêng. Nhưng nhìn chung để thành lập và đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp phải đáp ứng các nhóm điều kiện cơ bản sau:

1. Điều kiện về chủ thể.

Tổ chức cá nhân tham gia doanh nghệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị nhà nước cấm thành lập hoặc tham gia doanh nghiệp.

2. Điều kiện về vốn.

Vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề cần vốn pháp định thì ốn đầu tư ban đầu không thấp hơn mức vốn pháp định này.

3. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh.

Ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh không bị pháp luật cấm kinh doanh, trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh những ngành nghề theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề thì chủ sở hữu doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân), các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh), người quản lý, điều hành doanh nghiệp đối với (Công ty TNHH, công ty cổ phần) phải có chứng chỉ hành nghề.

- Người thành lập doanh nghiệp không vi phạm khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp.

- Tên doanh nghiệp được đặt không trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã được đăng ký. Đồng thời tên doanh nghiệp phải bảo đảm ít nhất có hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

- Có trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp

- Ngành nghề kinh doanh không thuộc  đối tượng pháp luật cấm.

- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện về ngành nghề đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

- Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ.

- Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký kinh doanh. 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào