Đăng ký bảo hiểm cho nhân viên sau khi thành lập doanh nghiệp được không?
Căn cứ Điểm a Mục 1.1 Khoản 1 Điều 42 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định đơn vị không đăng ký đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động là một trong các trường hợp truy thu. Tại Mục 1.2 cũng Điều trên có quy định Điều kiện truy thu: - Được cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan BHXH kiểm tra, thanh tra, buộc truy thu; đơn vị có đề nghị được truy thu đối với người lao động. - Hồ sơ đúng đủ theo quy định. Ngoài ra, Mục 1.3 và 1.4 tại Điều trên quy định về Tiền lương làm căn cứ truy thu, tỷ lệ truy thu; Số tiền truy thu và công thức tính lãi truy thu cụ thể. - Tiền lương làm căn cứ truy thu là tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật tương ứng thời gian truy thu. Tiền lương này được ghi trong sổ BHXH của người lao động. - Tỷ lệ truy thu: tính bằng tỷ lệ % đóng BHXH, BHYT, BHTN do Nhà nước quy định tương ứng thời gian truy thu. Số tiền truy thu bằng tổng số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi. Theo đó, bạn phải nộp văn bản giải trình về việc truy thu từ thời điểm người lao động bắt đầu làm việc tại công ty theo mẫu D01-TS đến bộ phận văn thư của cơ quan bảo hiểm xã hội đang quản lý để được hướng dẫn, giải quyết. Hồ sơ đính kèm bao gồm: - Quyết định thành lập doanh nghiệp; - Giấy phép kinh doanh; - Quyết định lương; - Hợp đồng lao động; - Bảng lương vào thời gian đề nghị truy thu.
Thư Viện Pháp Luật