Công ty không trả lương, phải làm thế nào?
Theo quy định tại Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động – Bộ luật lao động 2012 thì:
1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người”.
Điều 95. Kỳ hạn trả lương
1. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
Điều 96. Nguyên tắc trả lương
Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Theo quy định trên, thì công ty nơi bạn làm việc đã vi phạm pháp luật về lao động vì không ký kết hợp đồng lao động với người lao động, không trả lương cho người lao động. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, trước tiên bạn nên yêu cầu với lãnh đạo công ty thực hiện việc thanh toán lương cho mình. Trong trường hợp công ty từ chối giải quyết, bạn làm đơn khiếu nại đến Phòng Lao động thương binh và xã hội nơi công ty có trụ sở để nhờ can thiệp hoặc gửi đơn tố cáo về hành vi này ra thanh tra sở lao động. Nếu vẫn không giải quyết được bạn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết. Bạn cần chuẩn bị cho mình các căn cứ để chứng minh nội dung bạn trình bày là có cơ sở như bảng lương, bảng chấm công hoặc xác nhận của người làm chứng người biết về sự việc…
Về hình thức xử phạt cụ thể đối với những sai phạm của công ty bạn có thể tham khảo tại NGHỊ ĐỊNH 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.