Khi làm di chúc có cần phải có sổ đỏ không?
1. - Ðiều 631 Bộ luật dân sự quy định: "Quyền thừa kế của cá nhân
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật".
Như vậy, theo quy định trên thì ông bà bạn có toàn quyền quyết định đến việc định đoạt tài sản của mình mà không cần có ý kiến của các con.
- Hơn nữa, theo quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự thì các con không được quyền ký tên, làm chứng trong di chúc của cha mẹ. Do vậy, nếu các cô, chú, bác bạn ký tên vào di chúc của ông bà bạn thì sẽ làm cho di chúc đó vô hiệu. Ông bà bạn có toàn quyền quyết định tới hình thức và nội dung của di chúc.
2. - Theo quy định của Điều 650 và Điều 651 Bộ luật dân sự thì Di chúc có thể lập thành văn bản hoặc di chúc miệng (di chúc bằng lời nói). Trong số các loại di chúc bằng văn bản thì di chúc không có người làm chứng, di chúc có người làm chứng, di chúc có công chứng và di chúc có chứng thực (thậm chí cả di chúc miệng) đều có giá trị pháp lý như nhau. Nếu lập di chúc có công chứng thì bắt buộc phải có bản chính GCN QSD đất thì mới công chứng di chúc được di chúc. Tuy nhiên, Di chúc có công chứng cũng chỉ là một trong các loại di chúc có hiệu lực pháp luật. Do vậy, để lập một di chúc có hiệu lực thì không nhất thiết ông bà bạn phải đến phòng công chứng.
3. - Bạn có thể yêu cầu Luật sư soạn thảo và làm chứng cho di chúc của ông bà bạn. Nội dung của di chúc do ông bà bạn toàn quyền quyết định mà không cần phải lấy ý kiến của bất cứ cá nhân, tổ chức nào.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.