Có giấy cho tặng riêng, có giữ được đất khi ly hôn?!

Hiện nay, bố em đang dạy học tại nước ngoài từ 3,4 năm nay. Trước đó, bố e đã từng làm viện trưởng một trong những viện hàng đầu về CNTT tại Việt Nam. Em sinh năm 1991, đang là sinh viên tại Việt Nam. Và anh trai em sinh năm 1987 hiện đang học tại Pháp. Gần đây, bố e đã gửi đơn ly hôn về cho mẹ em, và thụ lý vụ án xin ly hôn này là 1 Tòa án nhân dân cấp QUẬN tại Hà Nội. Trong đơn xin ly hôn, bố em yêu cầu chia 1 nửa ngôi nhà hiện nay với lý lẽ là sổ đỏ làm năm 2003 có tên cả bố và mẹ em. Nhưng thực tế, mảnh đất để xây ngôi nhà đó là do ông bà ngoại em mua năm 1992 và cho riêng một mình mẹ em (có đủ giấy tờ mua đất và cho đất). Những người trước đây bán đất cho ông bà ngoại em và bà tổ trưởng tổ dân phố khi đó có mặt trong lúc mua bán vẫn còn sống và sẵn sàng ra tòa làm chứng. Nhưng tại các buổi làm việc tại tòa, bố em luôn nói không cần quan tâm đến nguồn gốc đất, chỉ cần biết sổ đỏ có tên 2 người. Do vậy phải chia đôi. Ông bà ngoại em thì muốn đòi lại mảnh đất trong trường hợp phải ly hôn vì mẹ em tự nhập tên bố em vào sổ đỏ mà không hỏi í kiến ông bà và cũng không có giấy tờ xác nhận nhập tài sản riêng vào tài sản chung khi làm hồ sơ sổ đỏ năm 2003.  Nếu em không nhầm thì vì bố em đang làm việc dài hạn tại nước ngoài nên tòa án cấp QUẬN không thể thụ lý vụ án này. Do vậy, nếu vẫn cố tính xử án thì thẩm phán vụ án này đã vượt quá thẩm quyền cho phép phải không ạ?! Mong  luật sư tư vấn cho em với ạ.

Chào bạn!

Về thẩm quyền xét xử vụ việc trên, nếu xét thấy có yếu tố nước ngòai thì tòa cấp quận phải chuyển hồ sơ lên tòa cấp tỉnh. Tuy nhiên trường hợp này có thể do bố em không đề cập tới vấn đề đang làm việc tại nước ngòai cho tòa biết hoặc chỉ là dạng làm việc có thời hạn thì vẫn thuộc thẩm quyền của tòa cấp quận.

Về vấn đề chia tài sản riêng. Nếu ông bà cho mẹ em đất có hợp đồng công chứng thì phần đất đó là của riêng mẹ em trừ trường hợp mẹ em đồng ý gộp thành tài sản chung. Căn cứ vào giấy chứng nhận thì có thể ý chí của mẹ em đồng ý coi đây là tài sản chung.

Nếu không thì khi cấp hồ sơ đề nghị cấp GCN đã có VB cam kết của bố em rằng đây là tài sản riêng của mẹ em.  Ngòai phần đất còn căn nhà. Nếu căn nhà này có trong thời kỳ hôn nhân thì bố mẹ em có quyền như nhau trừ trường hợp người khi chúng minh mình có công tạo lập lớn hơn.

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân về nguyên tắc là chia đôi nhưng có xem xét đến công lao tạo lập nên tài sản này. Những người bán đất và ông bà ngoại em làm chứng là có lợi cho mẹ em.

Trong vụ việc này, việc không xem xét quyền lợi cho bố em đối với căn nhà này là không thể chỉ có điều ít hay nhiều là do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì chứng minh trước tòa công lao mẹ em đóng góp nhiều hơn.

Chúc bạn giải quyết công việc gia đình ổn thỏa.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào